Sinh
năm 1981, tại cái nôi của làng gốm sứ truyền thống Phù Lãng, anh Nguyễn Minh
Ngọc đang ngày đêm cống hiến sức trẻ, tài năng của mình làm tỏa sáng thương
hiệu gốm quê hương. Gốm Ngọc là cái tên mà nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn
khi muốn trang trí nội thất cho căn nhà, khu vườn hay văn phòng của mình.

Sức
trẻ tỏa sáng
Nếu ai đó đã từng có dịp ghé thăm
làng gốm Phù Lãng nằm bên con sông Cầu thơ mộng tại tỉnh Bắc Ninh sẽ thấy yêu
lắm cái không khí thanh bình nơi đây. Mặc cho Bắc Ninh đang phát triển với
những cụm khu công nghiệp, làng Gốm Phù Lãng vẫn nằm yên bình trong những tán
lá xanh, những đống củi khô được chất cao như núi và những bức tường được xây
bằng tiểu gốm.
Trước
đây, Phù Lãng, Thổ Hà và Bát Tràng là ba trung tâm sản xuất đồ gốm lớn nhất của
miền Bắc. Theo thời gian, làng Gốm Thổ Hà đang đứng trước nguy cơ thất truyền.
Trước nguy cơ đó, Phù Lãng cũng đã có sự chuyển mình, bắt kịp với xu hướng mới.
Một thợ gốm giỏi còn trẻ đã góp phần tiên phong cùng một số thợ khá trong làng, thổi một làn
gió mới góp phần xây dựng lại thương hiệu gốm cổ truyền quê hương, đó là anh
Nguyễn Minh Ngọc – người sở hữu nhãn hiệu
Bước vào không gian của Gốm Ngọc,
người xem sẽ bị hút hồn bởi những chiếc bình gốm nghệ thuật với ba màu đặc
trưng: màu da lươn, màu đỏ và màu đen. Từng mẻ gốm đang chuẩn bị được đưa vào
lò nằm phơi mình giữa một chiếc sân rộng như muốn hấp thu những tinh hoa của
trời, hòa quện vào với tinh hoa của đất để tạo nên những tác phẩm gốm mang đậm
hồn Việt.
Anh Ngọc có tuổi đời khá trẻ, nhưng
đã có nhiều năm gắn bó với nghề làm gốm. Sinh ra và lớn lên ngay tại làng gốm
Phù Lãng, từ nhỏ anh đã phụ giúp ông bà, cha mẹ làm gốm. Đến khi vào đại học,
anh cũng chọn chuyên ngành Gốm của trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Đây là
một ngành học mang tính ứng dụng, rất ít người theo, năm đó khóa anh chỉ có 5
người nhưng niềm đam mê gốm đã thôi thúc anh, kiên trì với sự lựa chọn của
mình. Dưới sự dìu dắt của những người thầy và sự giúp đỡ của các bạn, anh Ngọc
sau khi ra trường, với những kiến thức học được trong trường đã quyết định quay
trở lại quê hương, lựa chọn cho mình một con đường riêng.
Thương hiệu Gốm Ngọc được anh nung
nấu xây dựng khi còn là một cậu sinh viên năm thứ ba của trường đại học. Lúc
đầu, anh Ngọc đến với nghề gốm là do yêu thích, làm một hoặc hai cái để chơi
nhưng sau đó thì với những mẫu mã sáng tạo, độc đáo, mang tính hình khối của mỹ
thuật tạo hình thích hợp dùng để trang trí nhà, vườn và dùng trong phong thủy,
tiếng tăm về tay nghề làm gốm của anh ngày càng được vang xa. Những chiếc bình
đắp nổi với những kích cỡ khác nhau từ những chiếc cao hơn 2m đến những chiếc
chỉ cao mấy cm đều mang đậm chất làng quê Việt Nam, đó là những ngôi nhà mái rạ
cổ kính, con sông quê hương nằm uốn mình thơ mộng, con đò quê hương, cá chép hóa
rồng hay những chiếc đèn bằng gốm xinh. Với sức trẻ và tài năng của mình,
Nguyễn Minh Ngọc đang ngày thỏa sức sáng tạo với những viên đất quê hương.
Gốm
đắp nổi độc đáo
Thương
hiệu Gốm Ngọc gắn liền với những chiếc bình đắp nổi và những hoa văn họa tiết gốm
dùng để trang trí trong nhà. Gốm đắp nổi là một sáng tạo mới của những nghệ
nhân làm gốm và rất được khách hàng ưa chuộng nhờ
vẻ mộc mạc nhưng tinh tế, sang trọng mà gần gũi của chất đất, chất men làm nên
nét duyên rất Việt Nam
cho không gian sống
Anh Ngọc cho biết làm gồm đắp nổi
gồm bốn khâu chính là làm cốt, đắp họa tiết, phủ men và nung sản phẩm. Đầu
tiên, người thợ phải làm cốt bình trước, kích thước to hay nhỏ là tùy thuộc vào
ý đồ sáng tạo và mục đích của người làm gốm. Sau đó, người thợ dùng những mẩu
đất nặn những họa tiết và dán lên thân bình. Muốn những họa tiết trên bình
không bị nứt, người thợ trong quá trình gắn họa tiết phải khoét mỏng miếng đắp
và khoét lỗ trên thân bình để thoát hơi phần diện tích đắp khi nung ở nhiệt độ
cao bình sẽ không bị nứt. Cộng tác cùng Anh có các hoạ sĩ lớn tuổi nên tác phẩm và sản
phẩm của Anh lớn hơn tuổi Anh rất nhiều.
Sau khi đã hoàn thành thao tác tạo
hình, người thợ phủ men lên trên. Men Phù Lãng được làm từ tro lá cây rừng, đất
và vôi. Tùy theo tỉ lệ pha trộn mà có các màu men khác nhau. Muốn có màu da đen
thì tỉ lệ tro ít và tỉ lệ bùn nhiều, màu xanh thì ngược lại. Chiếc bình sau khi
phủ men sẽ được đem đi phơi nắng một thời gian và cho vào lò nung. Tùy từng màu
men mà nhiệt độ nung trong lò có sự khác nhau, thông thường dao động từ 1000 –
1200 độ C và có thể hơn. Những sản phẩm có màu men đỏ thì phải bọc bên ngoài
một lớp vỏ rồi mới mang đi nung để tránh không cho lửa táp trực tiếp vào sản
phẩm. Do đặc trưng của những lò đốt ở Phù Lãng là được đốt bằng củi nên nhiệt
độ trong lò khác nhau. Nhiều khi cùng một sản phẩm nhưng khi đưa vào vào lò nằm
ở những vị trí khác nhau nên cách lên màu men cũng khác nhau, không cái nào
giống với cái nào.

|

|
Nhìn những chiếc bình đắp nổi cỡ đại
trong phòng triển lãm của anh mới thấy hết được sự kỳ công, mày mò sáng tạo của
nghệ nhân trẻ này. Hi vọng trong tương lại không xa thương hiệu Gốm Ngọc sẽ
phát triển hơn nữa và có một chỗ đứng vững chắc trong dòng gốm trang trí không
chỉ ở Việt Nam
mà cả ở nước ngoài. Chúng tôi đã đề nghị anh liên hệ Lãnh đạo Huyện và
Xã để gặp gỡ trao đổi với Lãnh đạo HHLN Việt Nam nhằmi xúc tiến thương mại hàng hóa sản phẩm và phát triển du lịch
làng nghề truyền thống, để làm sao giữ vững được thưong hiệu Gốm Phù lãng.
Mai Hà