Ký sự làng nghề
Những cơn mưa liên miên cuối tháng 5 khiến cho con đường đến với làng
nghề Sơn Đồng hôm nay như xanh thêm. Làng nghề trở nên đẹp hơn bởi sự pha trộn
giữa màu xanh của cánh đồng lúa với sắc màu đã nhuộm đỏ và nhuộm vàng (thiếp
vàng) của những tác phẩm thờ cúng tâm linh dọc hai bên đường. Cuộc sống hiện
đại kéo theo nhu cầu đối với sản phẩm phục vụ đời sống tâm linh gia tăng mạnh
mẽ và Sơn Đồng chính là một địa danh nổi tiếng hội tụ gần như đủ các sản phẩm
không thể thiếu đối với đời sống tâm linh tín ngưỡng của gia đình, họ tộc, làng
xã, lễ hội, các di tích lịch sử...
Đường vào làng Sơn Đồng
Những nghệ nhân của Sơn Đồng kể lại rằng, nghề tạc tượng,
sơn son thếp vàng của làng đã được hình thành từ lâu. Trải qua bao thăng trầm
của cuộc sống, đã có lúc nghề tưởng như bị mất đi. Thế rồi, với lòng yêu nghề,
yêu truyền thống lịch sử cha ông, một vài người trong làng đã tìm lại với nghề,
khôi phục lại vốn quý cha ông để lại, làng nghề độc đáo này vì thế đã được khôi
phục và phát triển trở lại.
Thợ Sơn Đồng quanh năm suốt tháng
miệt mài tạo nên những pho tượng, họa phẩm từng ăn sâu trong thế giới tâm linh
con người như: những pho A-di-đà, Di lặc, thần Tài, những bức hoành phi câu
đối, bệ thờ… Những
lớp nghệ nhân, thợ giỏi giàu tâm huyết của làng nối tiếp nhau đưa làng nghề
ngày một phát triển. Lớp nghệ nhân như Nguyễn Viết Thạc, Nguyễn Viết Thắng,
Nguyễn Trung Nghị, Nguyễn Viết Huân, Nguyễn Danh Sơn, Trần Quang Hùng, Nguyễn
Trí Dần... là những người con tiêu biểu như thế của làng nghề.
Dưới đây là chùm ảnh mà Ban Truyền thông Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
ghi lại được trong chuyến công tác tại Sơn Đồng.
Nhà và Xưởng
của nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh
Nhà và Xưởng
của nghệ nhân Nguyễn Danh Sơn
Nhà và Xưởng của
nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh
Nhà và Xưởng
của nghệ nhân Nguyễn Viết Thắng
Nhà và Xưởng
của nghệ nhân Nguyễn Trí Dần
Nhà và Xưởng
của nghệ nhân Trần Quang Hùng
Bức tranh chung về diện mạo làng nghề truyền thống nay cũng đã đẹp đẽ và
khang trang hơn từng ngày từng giờ nhờ những người con của làng vẫn ngày đêm
miệt mài, say mê cống hiến tài năng và tâm huyết.
Theo đánh giá của ông Phạm Đăng Khoa, Phó Ban truyền thông, Hiệp hội
Làng nghề Việt Nam, hiện nay Sơn Đồng đang có lợi thế là nguồn nguyên liệu dồi
dào cùng với những người thợ có kỹ thuật cao nhưng muốn phát triển nghề sơn son
thiếp vàng trong tương lai thì cần mở rộng và phát triển hơn nữa thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Muốn như vậy thì Sơn đồng cần có:
Một là: Trung tâm sáng tác và đào
tạo - truyền nghề cùng song hành để chuyên nghiên cứu mẫu mã và ứng dụng công
nghệ mới, khoảng 2000m²
Hai là: Cần có một trung tâm chợ
kiêm khu du lịch có ăn uống tập kết hàng hoá, xúc tiến thương mại quảng bá sản
phẩm; lấy nghệ nhân làm hạt nhân cùng một số doanh nghiệp cùng đầu tư khai thác
quy mô trước mắt khoảng 7000 m².
Ba là: Một khu chợ dành riêng cho
người làm nghề sơn đồng để bán các loại vật liệu chính và phụ phục vụ sản xuất
tại nơi này cần có khu xử lý qua về kích
thước,công nghệ các yếu tố riêng phục vụ cho làng nghề và rất tiện cho bảo vệ
môi trường và cảnh quan của làng, khoảng 5000 m².
Tuấn Việt