LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Khánh Hòa chú trọng phát triển làng nghề đúc đồng
(Ngày đăng: 25/02/2014   Lượt xem: 384)
Nhằm giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa trong đó có nghề đúc đồng đã được hình thành rất lâu đời, từ thế kỷ 19 ( cách đây khoảng 250 năm), sáng ngày 21/2/2014 ông Nguyễn Chiến Thắng- Chủ Tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng các ban, ngành Sở Công Thương, Sở Tài Chính, Sở VHTT & DL đã đến thăm và làm việc với HTX Đúc và Làng nghề đúc đồng khóm Phú Lộc- Thị trấn Diên Khánh.

 Nghề đúc đồng ở huyện Diên Khánh đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Làng nghề đúc đồng ở khóm Phú Lộc Tây, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa là một trong số ít làng nghề được Vua Tự Đức chính thức sắc phong công nhận Làng nghề. Trước đây, làng nghề đúc đồng chỉ hoạt động nhỏ lẻ theo hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu là lư hương, chân đèn thờ cúng. Đến năm 1979, làng nghề đã phát triển thành HTX Cao Thắng tập hợp trên 150 xã viên có tay nghề cao. HTX đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng như: lưỡi cày, vành xe đạp, khuôn làm ngói, tượng Bác Hồ.

Năm 1982 HTX đúc Cao Thắng đã vinh dự nhận được Huân chương Lao động hạng 3 do Chính Phủ trao tặng. Từ năm 1988 với chủ trương nhà nước xóa bỏ bao cấp, cơ chế thị trường phát triển, HTX đã không đủ năng lực cạnh tranh nên đã dẫn đến việc giải thể HTX. Các nghệ nhân phải tự chuyển đổi nghề, chỉ còn lại rất ít người có tâm huyết giữ nghề và làm nhỏ lẻ tại hộ gia đình, nguy cơ sẽ mất đi một Làng nghề cổ truyền của địa phương.

Hiện nay Làng nghề còn có 10 lò nấu đồng chủ yếu hoạt động vào những tháng giáp Tết. Thời gian còn lại phải dừng sản xuất vì thị trường chưa có nhu cầu tiêu thụ. Dù HTX đã tìm hướng chuyển đổi sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ nhằm phụ vụ khách du lịch nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa được quảng bá rộng rãi, nên đầu ra tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.

Chuyến thăm và làm việc tại làng nghề đúc đồng Diên Khánh, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã lắng nghe những nghệ nhân cao tuổi bộc bạch những khó khăn, nguyện vọng cũng như những trăn trở trong hoạt động nhằm giữ lại Làng nghề truyền thống.  Chủ Tịch UBND Tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các Sở, Ngành nghiên cứu phương án nhằm hỗ trợ cho HTX để  khôi phục và phát triển Làng nghề đúc đồng. Tổ chức tạo điều kiện tìm kiếm nghệ nhân giỏi nhằm hỗ trợ đào tạo nghề, thay đổi mẫu mã, tìm cách giới thiệu sản phẩm ra thị trường, sắp xếp khu trưng bày để cho du khách tham quan sản phẩm và môi trường sản xuất.

Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cũng chú trọng việc quy hoạch đưa hoạt động sản xuất của nghề đúc đồng ra ngoài khu dân cư để nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như đủ điều kiện để phát triển giới thiệu sản phẩm du lịch. Tỉnh cũng chỉ đạo Sở Tài chính nghiên cứu phương án cho vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng và phát triển ngành nghề nhằm quảng bá sản phẩm đến với thị trường trong nước và Du khách quốc tế, cũng như để lưu giữ và phát triển một Làng nghề.

Ngoài ra, UBND Huyện Diên Khánh cũng được giao nhiệm vụ lập phương án hỗ trợ tìm nơi để Làng thờ tự sắc phong mà vua Tự Đức đã ban tặng cho Làng nghề từ nhiều thế kỷ trước, nhằm lưu giữ và tôn vinh giá trị Văn hóa đã có tự bao đời cho con cháu đời sau noi theo.

Nghề đúc đồng ở huyện Diên Khánh đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Làng nghề đúc đồng ở khóm Phú Lộc Tây, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa là một trong số ít làng nghề được Vua Tự Đức chính thức sắc phong công nhận Làng nghề. Trước đây, làng nghề đúc đồng chỉ hoạt động nhỏ lẻ theo hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu là lư hương, chân đèn thờ cúng. Đến năm 1979, làng nghề đã phát triển thành HTX Cao Thắng tập hợp trên 150 xã viên có tay nghề cao. HTX đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng như: lưỡi cày, vành xe đạp, khuôn làm ngói, tượng Bác Hồ.

Năm 1982 HTX đúc Cao Thắng đã vinh dự nhận được Huân chương Lao động hạng 3 do Chính Phủ trao tặng. Từ năm 1988 với chủ trương nhà nước xóa bỏ bao cấp, cơ chế thị trường phát triển, HTX đã không đủ năng lực cạnh tranh nên đã dẫn đến việc giải thể HTX. Các nghệ nhân phải tự chuyển đổi nghề, chỉ còn lại rất ít người có tâm huyết giữ nghề và làm nhỏ lẻ tại hộ gia đình, nguy cơ sẽ mất đi một Làng nghề cổ truyền của địa phương.

Hiện nay Làng nghề còn có 10 lò nấu đồng chủ yếu hoạt động vào những tháng giáp Tết. Thời gian còn lại phải dừng sản xuất vì thị trường chưa có nhu cầu tiêu thụ. Dù HTX đã tìm hướng chuyển đổi sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ nhằm phụ vụ khách du lịch nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do chưa được quảng bá rộng rãi, nên đầu ra tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn.

Chuyến thăm và làm việc tại làng nghề đúc đồng Diên Khánh, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã lắng nghe những nghệ nhân cao tuổi bộc bạch những khó khăn, nguyện vọng cũng như những trăn trở trong hoạt động nhằm giữ lại Làng nghề truyền thống.  Chủ Tịch UBND Tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các Sở, Ngành nghiên cứu phương án nhằm hỗ trợ cho HTX để  khôi phục và phát triển Làng nghề đúc đồng. Tổ chức tạo điều kiện tìm kiếm nghệ nhân giỏi nhằm hỗ trợ đào tạo nghề, thay đổi mẫu mã, tìm cách giới thiệu sản phẩm ra thị trường, sắp xếp khu trưng bày để cho du khách tham quan sản phẩm và môi trường sản xuất.

Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh cũng chú trọng việc quy hoạch đưa hoạt động sản xuất của nghề đúc đồng ra ngoài khu dân cư để nhằm tránh gây ô nhiễm môi trường cũng như đủ điều kiện để phát triển giới thiệu sản phẩm du lịch. Tỉnh cũng chỉ đạo Sở Tài chính nghiên cứu phương án cho vay với lãi suất ưu đãi để xây dựng và phát triển ngành nghề nhằm quảng bá sản phẩm đến với thị trường trong nước và Du khách quốc tế, cũng như để lưu giữ và phát triển một Làng nghề.

Ngoài ra, UBND Huyện Diên Khánh cũng được giao nhiệm vụ lập phương án hỗ trợ tìm nơi để Làng thờ tự sắc phong mà vua Tự Đức đã ban tặng cho Làng nghề từ nhiều thế kỷ trước, nhằm lưu giữ và tôn vinh giá trị Văn hóa đã có tự bao đời cho con cháu đời sau noi theo.

                                                                                                                         Theo: CôngThương

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

28
Đang xem:
72.481.478
Tổng truy cập: