LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Độc đáo nghề khảm sành Huế
(Ngày đăng: 21/05/2012   Lượt xem: 3976)

Từ những mảnh sành, mảnh thủy tinh vỡ, tưởng chừng như bỏ đi, dưới bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa cung đình Huế đã tạo nên những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo mà không ở nơi đâu có được.

Nếu như ai đã từng qua làng gốm Thổ Hà và giật mình bởi vẻ đẹp của một cõi âm giữa lòng nhân gian, bởi sự cổ kính và khác biệt do những bức tường được xây dựng nên từ những mảnh vỡ của chum vại sành nâu nơi đây thì cũng sẽ thảng thốt thốt trước những công trình kiến trúc nghệ thuật xứ Huế với loại hình thủ công độc đáo: khảm sành. Từ những mảnh vỡ của chiếc chén, đĩa, độc bình, bát hương, chai lọ... các nghệ nhân đã tạo thành những bức tranh, câu đối, phù điêu, họa tiết hoa văn... đẹp mắt. Bằng năng lực sáng tạo vô biên, họ đã thổi hồn vào những mảnh sành, mảnh kính để tạo nên những tác phẩm độc nhất vô nhị.

Nghệ thuật khảm sành bắt nguồn từ dân gian (khoảng vào thế kỳ XVI - XVII), dưới thời các chúa Nguyễn, những người dân thường hay sử dụng những mảnh vỡ của các bình gốm, sứ để khám ghép, sau đó loại thủ công dân gian này đã được vào trong trang trí kiến trúc đình, chùa, miếu mạo và các kiến trúc cung đình với các chất liệu quý tạo nên vẻ đẹp đẹp lộng lẫy, cao sang mà vẫn dân giã, bình dị.

clip_image2.jpg

Đỉnh cao của nghệ thuật khàm sành là Lăng vua Khải Định

Chất liệu dùng để khảm là những mảnh vỡ của các loại bình, gốm, sau này những người thợ còn sử dụng thêm các chất liệu khảm mới như thủy tinh màu, thủy tinh trong ốp trên nề mặt. Sự phong phú về chất liệu chính là một trong những nhân tố quyết định để các nghệ nhân có thể phát huy được tính sáng tạo và tạo nên những tác phẩm kiến trúc sống động, rực rỡ và có giá trị nghệ thuật cao. Thông thường ở đình chùa, miếu mạo thì họa tiết, hoa văn, màu men, chất men đơn giản còn trang trí ở cung đình có phần cầu kỳ hơn với vô số các chất màu men kỳ ảo có độ bóng và độ bền cao. Màu men dùng để khảm sành thường có màu tươi sáng và rực rỡ. Các màu đỏ tía, đỏ cánh sen, hồng nhiều thuộc gam màu nóng chủ đạo trong các bức tranh, màu đen chỉ sử dụng ở một số họa tiết nhất định như mắt rồng, mắt phượng, còn màu xanh phổ biến là xanh lam, xanh lục, xanh tím. Đôi khi chỉ một chiếc lá sen phần tiếp nhận ánh mặt trời thường dùng màu xanh nhạt hơn, độ óng cao còn các phần khác màu đậm  nhạt khác nhau thùy theo vị trí đó đón nắng nắng nhiều hay ít.

clip_image002.jpg

Một bức khảm sành Long mã  với tông xanh

Công việc khó nhất và cầu kỳ nhất đó chính là công đoạn khảm ghép các mảnh sành, mảnh sứ và các chất liệu khảm khác lên các cột, trần, mái,… Bằng con mắt nghệ thuật, trí óc và bàn tay, người nghệ nhân chính là chủ thể duy nhất có thể thổi sức sống vào các mảnh sứ. Tùy từng loại chất liệu mà những người thợ có thể đặt theo đồng chất hoặc đối lập về chất của vật liệu theo màu men và chất men và cường độ tiếp sáng của các loại chất liệu khác nhau.

clip_image001.jpg

Hàng cột cái khảm sành tinh xảo của các ngôi từ đường ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, Huế.

Để cho những mảnh khảm có thể bám chắc, người thợ phải dùng chất kết dính được làm từ hàu trộn với vôi, giấy gió, một số loại lá cây và mật tạo thành một thứ vữa vừa quánh dẻo, bền chắc, chịu được nắng mưa lâu dài. Tỉ lệ thành phần nguyên liệu của loại vữa đặc biệt này tùy thuộc vào chất lượng và loại chất liệu  sử dụng, tuy nhiên vôi là thành phần chính vì vậy mà việc làm vôi, lọc vôi là công thức bí truyền của các phường, thợ. Xử lý kỹ thuật chất liệu ở mặt phẳng đứng cũng khác so với mặt phẳng nghiên và ở các vòm cong, gác mái hay các ô hộc kiến trúc. Ở mặt phẳng, người thợ có thể gắn một mảnh nguyên liệu lớn, sau đó ấn đập cho chúng vỡ tự nhiên ra thành những đường vân rất đẹp mắt. Nhưng ở các vòm cong hoặc các ô hộc thì phải cắt gọt nguyên liệu sau đó mới ghép thẳng vào nề vữa còn ướt.

Kỹ thuật cắt gọt cũng rất cầu kỳ, người thợ phải cắt làm sao cho khéo để mỗi miếng nguyên liệu khi được gắn lên vừa khít với nhau, không bị lộ mạch vữa. Chính vì vậy mà công đoạn này thường được giao cho những người thợ có tay nghề cao.

Mỗi công trình kiến trúc khảm sành không chỉ mang tính mỹ thuật mà nó còn thể hiện sự cao sang của các bậc quyền quý. Vì vậy, có khi để phục vụ cho một công trình mà sử dụng hàng tấn các mảnh vỡ trong đó có cả các mảnh bính quý, chén quý được để thực hiện ý đồ nghệ thuật của người nghệ nhân.

Ngày nay, nghề khảm sành ở Huế sau một thời gian mai một đang hưng thịnh trở lại. Có thể nói việc phục hồi nghề khảm sành sứ không chỉ là chuyện miếng cơm manh ao mà còn là cái hồn cốt tinh anh của xứ sở diệu kỳ này, nó góp phần khôi phục lại những công trình bị bỏ hoang phế trở thành di sản quí giá cho quốc gia và cho nhân loại.

Một số tác phẩm khảm sành nước ngoài

12321.JPG

325323.jpg

mosaic Brewer conducts.JPG

AITK_Mosaic_Class.112160344_std.JPG

Kham sanh 1.jpg

Trên thế giới, nghề khảm sành đã hình thành và phát triển rộng rãi. Bấm vào đây để xem các nghệ nhân nước ngoài hướng dẫn cách chế tác tác phẩm.

                                                                                                                                                                                         Mai Hà tổng hợp

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.462.794
Tổng truy cập: