LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Bí quyết "độc" làm lụa đen tuyền nổi tiếng
(Ngày đăng: 13/01/2014   Lượt xem: 795)
Người ta đã tìm ra được thứ trái cây có mủ đen là trái mặc nưa với bí quyết nhuộm thủ công rất độc đáo, công phu.

Để ghi lại những hình ảnh còn sót lại của làng nghề, phóng viên, NSNA Vinh Hiển đã “mai phục” nhiều ngày tại đây. Phóng sự ảnh thể hiện khá đầy đủ quy trình làm nên tấm lụa Tân Châu (An Giang) rất kỳ công và thân thiện với môi trường. Trong từng bức ảnh của anh là thông điệp tôn vinh những người thợ và cũng đầy luyến lưu, tiếc nuối cho một làng nghề qua rồi thời hoàng kim.

Khi phơi lụa phải xem trời nắng tốt để phơi cho được 4 nắng

Từ đầu thế kỷ trước, Tân Châu đã mọc lên những cơ sở nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Tháng 7/1908, Pháp đã thành lập Viện Nghiên cứu tơ tằm tại Tân Châu, nhằm cung cấp lụa cho chính quốc. 

Đến năm 1937, có xưởng dệt do một người Pháp làm chủ. Nghề trồng dâu nuôi tằm phất lên nhanh chóng. Lụa Tân Châu đẹp nhưng kỹ thuật nhuộm chưa đạt đến độ tinh xảo. Ban đầu người ta nhuộm bằng vỏ dà, lá chàm, rồi thuốc nhuộm, nhưng tất cả đều không bền, mặc một thời gian thì bị trỗ (bạc màu). 

Cho đến khi người ta tìm ra được thứ trái cây có mủ đen là trái mặc nưa, thì bắt đầu hình thành nên những làng nhuộm, với bí quyết nhuộm thủ công rất độc đáo, công phu. Và, từ đó cho ra đời sản phẩm một thời vang bóng- lãnh Mỹ A.

Từ Tân Châu, cặp mé sông Tiền xuôi theo triền sông bát ngát nương dâu, qua Chợ Vàm, Phú An… hơn 20 cây số, bạn sẽ thấy quê hương của tấm lụa nổi tiếng, làm nên cây lãnh Mỹ A nổi tiếng. Lãnh Mỹ A là một sản phẩm đẹp mỹ miều, nhờ bàn tay con gái tỉ mẩn kéo từng đường tơ, rồi cẩn thận xe thành từng sợi chỉ liền lạc, không được có mối lỗi nào trên mình lụa. Mặt vải sờ rất mát tay, đen tuyền, láng mịn. 

Đặc biệt siêu bền. Mặc lãnh Mỹ A sẽ ấm vào những ngày trời se lạnh, nhưng lại rất mát mẻ vào ngày hè nóng bức. Càng mặc cũ, lãnh càng lên nước bóng láng.


Sau công đoạn chải cửi xe tơ, phải chọn tơ đẹp, đều sợi và tiến hành dệt trên những máy dệt khá hiện đại được nhập từ nước ngoài.
Để tạo màu cho sản phẩm lụa, người ta chọn những trái mặc nưa lớn và còn xanh (không chọn những quả chín vì không còn nhựa) sau đó giã nát bằng cối đá hoặc bằng máy nghiền rồi hòa vào nước tạo nên một dung dịch có màu vàng. Màu này sẽ chuyển sang màu đen huyền khi tiếp xúc với không khí hoặc nhiệt độ cao.
Dung dịch này được gạn bỏ bã và được dùng để nhuộm lụa Tân Châu. Trung bình, để nhuộm một cây lụa 10m cần tới 50kg trái mặc nưa.
Công đoạn nhuộm lụa được xem là công đoạn quan trọng nhất và kỳ công nhất, phải nhúng lụa vào nước mặc nưa khoảng… 100 lần để từng sợi tơ được thấm đều. Công việc này bắt đầu từ lúc mặt trời còn chưa mọc và phải là những thanh niên trẻ, khỏe mới đảm nổi việc xoắn vắt.
Khi phơi phải xem trời nắng tốt để phơi cho được 4 nắng. Nếu phơi lúc mưa hoặc nắng yếu, lụa sẽ kém chất lượng. Thời gian nhuộm và phơi mất khoảng 40- 45 ngày.
Xen kẽ những lần phơi và nhúng nhựa mặc nưa là công đoạn dập có tác dụng làm cho lụa mềm và óng ả. Ngày trước, dập bằng tay tốn nhiều công sức, nay thay thế bằng máy nên khỏe hơn và đỡ tốn nhân công rất nhiều.
Qua nhiều công đoạn, nhiều ngày và tốn nhiều mồ hôi, công sức của rất nhiều người mới có được sản phẩm lụa Tân Châu.

                                                                                                Theo: baovinhlong

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.482.941
Tổng truy cập: