LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề
(Ngày đăng: 27/12/2013   Lượt xem: 629)

Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề
Mây và Adi trở thành hai nam “thợ gốm” hiếm hoi tại làng gốm Bàu Trúc. Ảnh: Nghiêm Công Thái.

“Làm việc trong lò nấu muối, xưởng đóng tàu, trải nghiệm cảm giác tại cảng cá, làm gốm Bàu Trúc …” – đó là những gì chàng trai người Ba Lan Adrian Zagrodzki (tên thường gọi là Adi – người Ba Lan) đã thực hiện khi tham gia chương trình “Bây Giờ Làm Sao?”.

Tại hành trình “Bây Giờ Làm Sao?” được thực hiện vào cuối năm 2013, hai chàng trai Adi và Mây (Nguyễn Phước Cẩm Viên) sẽ đưa các bạn đến với những làng nghề hết sức đặc trưng của dải đất duyên hải Nam Trung Bộ.

Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề - 1

Người dân địa phương hiếu kì trước chuyến hành trình của hai chàng trai, một Việt Nam – một Ba Lan. Ảnh: Bây Giờ Làm Sao?

Một hành trình kéo dài từ bờ biển Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu, 700km, 15 ngày đêm với trải nghiệm nhiều nghề nghiệp gắn liền với người dân vùng biển sẽ lần lượt được giới thiệu đến khán giả của chương trình “Bây Giờ Làm Sao?”

Làm gốm.

Bàu Trúc là làng gốm duy nhất sử dụng bàn xoay bằng ….chân.

Nguyên liệu tạo nên gốm Bàu Trúc là đất sét pha cát (chỉ có thể kiếm được tại đây) nên phương pháp tạo hình duy nhất là thực hiện sản phẩm bằng tay.

Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề - 2

Người phụ nữ phải đi vòng quanh sản phẩm khi tạo hình. Ảnh: Nghiêm Công Thái.

Đã từng có nhiều thử nghiệm sử dụng bàn xoay khi tạo hình sản phẩm nhưng đều thất bại. Đó cũng là lí do thợ gốm Bàu Trúc chủ yếu là nữ giới. Người phụ nữ với sự khéo léo sẽ trở thành thợ gốm tốt hơn đàn ông.

Điều này cũng tạo nên sự độc đáo của riêng mỗi sản phẩm. Không thể hai cái giống nhau hoàn toàn được vì tạo hình hoàn toàn bằng thủ công.

Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề - 3

Mây và Adi trở thành hai nam “thợ gốm” hiếm hoi tại đây. Ảnh: Nghiêm Công Thái.

Làm việc trong lò muối.

Trái ngược với việc làm gốm Bàu Trúc, làm việc tại các lò nấu muối lại không trọng dụng lao động nữ. Adi cho biết: “Làm xong một … tấn muối thì một nhóm vài chục lao động được chia 12,000 vnd một người nữ và 13,000 vnd cho một lao động nam”.

Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề - 4

Một công nhân nữ đang gánh muối đổ vào lò, chuẩn bị cho mẻ nung mới. Ảnh: Thanh Tien.

Lao động nam trong các lò muối thường đảm nhận các việc nhồi những thanh củi to vào lò đốt, cào lò … Họ thường xuyên làm những công việc nặng nhọc trong trong môi trường ngột ngạt khói bụi.

Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề - 5

Những thanh củi to được đút vào lò nung hoàn toàn bằng sức người. Ảnh: Thanh Tien.

Nghề này khá ít thanh niên chịu làm, đại đa số nhân công thường là phụ nữ hay đàn ông trung niên (khoảng 40 tuổi trở lên). Tuy công việc nặng nhọc nhưng đem lại một nguồn thu ổn định với người dân nghèo nơi đây.

Cảng cá.

Cảng cá La Gi là chợ đầu mối thu mua và trung chuyển hải sản tại Bình Thuận. Một ngày ở cảng cá La Gi, chúng tôi đã hiểu được phần nào cuộc sống của những con người gắn liền với biển cả.

Từ tờ mờ sáng, hàng trăm con người đã tập hợp tại cảng để chờ tàu cá về. Đa số họ là người lao động chân tay, bán sức để kiếm ăn hàng ngày cho gia đình. Người khỏe thì khuân vác cá từ tàu xuống, rửa cá, xóc đá, chuyển cá lên các xe bảo ôn chở đến các cơ sở chế biến. Có người thì bán đồ ăn, thức uống cho người lao động. Kẻ thì thu mua cá tạp, sơ chế để bán tại chỗ.

Khám phá Việt Nam qua các ngành nghề - 6

Công việc sơ chế do phụ nữ đảm nhiệm chủ yếu. Ảnh: Bây Giờ Làm Sao?

Anh Mây chia sẻ về hành trình: “Có những nghề nhìn vào tưởng rất đơn giản, dễ làm, không cần qua đào tạo vẫn làm được nhưng khi làm thì mới biết không phải như vậy. Đơn cử như làm việc tại lò nấu muối, người thợ cần biết đưa củi vào lò đúng lúc, hoặc cần biết khi nào đến lúc cần tắt lò… vì tất cả những điều đó chỉ có thể biết được qua …kinh nghiệm chứ không có một công thức gì cả”.

Đón xem hành trình du lịch khám phá Việt Nam của Adi và Mây trên chương trình “Bây Giờ Làm Sao?” được phát sóng vào lúc 22h30 thứ sáu hàng tuần trên HTV7.

                                                                                                       Theo: congtyMCV
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.476.103
Tổng truy cập: