LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Nghê đóng ghe xuồng ở ĐBSCL: Làm giàu theo cơn lũ
(Ngày đăng: 10/10/2013   Lượt xem: 610)

Năm 2013 lũ về sớm hơn, nước dâng lớn hơn là lúc nghề vào hội mùa bội thu. Vì vậy, từ tháng 7, các làng nghề đã tất bật huy động thợ thầy, tối tăm mặt mũi với các đơn đặt hàng ngày càng dày lên…Đây là những làng nghề truyền thống đã được cha truyền con nối từ hơn hai trăm năm.

Tham quan các xưởng đóng ghe xuồng nằm dọc theo các bờ sông mới cảm nhận cái sinh khí sôi động của những nơi này. San sát, chen chúc trên các bãi bồi, các bờ ven sông, những chiếc ghe từ kích cỡ “khủng” hàng trăm tấn đến các cỡ vừa và nhỏ hơn, nằm phơi mình dưới nắng. Thầy thợ tụm ba, tụm năm cắm cúi dứt điểm các khâu, các công đoạn cuối. Ông Nguyễn Văn Hải, một chủ cơ sở ở Chợ Mới, An Giang nói: “Về ghe thì có nhiều loại, nhiều kích cỡ, mẫu mã. Từ ghe lớn đến ghe Cà Dom là hai loại lớn nhất, kê đến là vỏ lãi. Hai loại ghe này thì hàng năm thương lái đến đặt hàng với số lượng nhất định, xê xích chừng chục chiếc thôi. Năm nay cũng vậy dù lũ cao hơn nhiều năm, ghe lớn và ghe Cà Dom và vỏ lãi cũng nhận đặt hàng như năm rồi. Nhưng xuồng thì lên ngôi. Năm nay tụi tui coi như trúng lớn”. Ở các làng nghề, xuồng là mặt hàng nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất. Những loại được ưa chuộng nhất là xuồng Ông Chưởng, xuồng Cần Thơ, kế đến là xuồng ba lá, xuồng cui và xuồng lườn. Ông Hải cho biết: “Trước kia, xưởng của tui đóng ghe xuồng bằng thủ công, mất hai đến ba ngày mới xong một chiếc. Nay đã cơ giới hóa rồi, mỗi chiếc xuồng đóng trong ngày là xong, lại đẹp hơn nhiều”. Được biết, ở Chợ Mới, An Giang hiện nay có trên 100 hộ, cơ sở đóng ghe xuồng. Ở đây, khi chưa vào mùa lũ, các cơ sở có chừng năm ba công nhân làm việc cầm chừng. Nhưng nước dâng lên rồi, số công nhân ở mỗi hộ đóng ghe lên đến trên 10 người/hộ mới làm xuể. “Từ ngày vào mùa lũ năm nay, hộ bà Trần Thị Nương là “đã nhất”. Có ngày đã bán đến cả trăm chiếc xuồng. Còn lại thì trung bình mỗi hộ bán được từ 40 đến 60 chiếc. Mỗi chiếc xuồng có chiều dài từ 5 đến 6m có giá trên dưới 1 triệu đồng”.

Còn ở Đồng Tháp giá cả ghe xuồng rẻ hơn nhiều do một phần lao động ở đây lương thấp hơn các nơi khác. Ở làng ghe xuồng Lai Vung, giá xuồng chỉ vào khoảng 650.000 đồng đến 1 triệu đồng/ chiếc. Tuy nhiên, chất lượng chắc chắn không bằng các nơi khác, do hầu hết xuồng được đóng bằng gỗ vườn tạp nên không bền, chỉ qua một hai mùa lũ là xuống cấp. Từ tháng 5 âm lịch, các cơ sở đóng xuồng, ghe ở Đồng Tháp đã rộn rã vào mùa nhất là tại Rạch Bà Đài, xã Long Hậu, huyện Lai Vung. Tại xã Long Hậu, huyện Lai Vung, toàn xã có 237 hộ làm nghề đóng xuồng. Còn ở Rạch Bà Đài đã có đến 187 hộ chuyên với nghề đóng ghe. Còn lại là những hộ làm theo mùa nước lũ, sản xuất lúa mới là chính nghiệp. Qua tìm hiểu, từ tháng 7, khách hàng địa phương và nhiều thương lái ngoài tỉnh đến đặt mua với những số lượng rất lớn. Các thương lái tấp nập đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang…đặt mua từ 10 đến 50 chiếc. Ở Rạch Bà Đài còn có khoảng 60 hộ theo nghề đóng ghe theo yêu cầu đặt hàng, phần lớn là đóng các loại ghe dùng vận chuyển tro trấu, trái cây và lúa gạo ở những vùng sâu. Vào mùa nước lũ, nhu cầu mua xuồng nhỏ lẻ của bà con nông dân trong tỉnh luôn tăng cao. Do đó, nhiều cơ sở nhỏ trước đây chuyên đóng xuồng, giờ chuyển qua nghề mua bán xuồng. Tùy theo con lũ hàng năm lớn hay nhỏ mà giá xuồng lên xuống.

Ông Nguyễn Thành Vui, một chủ cơ sở ở làng ghe Tây Thượng nói: “Đúng ra thì lợi nhuận mỗi chiếc xuồng bán ra không cao. Mội chiếc lời chừng gần trăm bạc, nhưng bán được rất nhiều nên cuộc sống cũng khá sung túc. Mỗi công nhân ở chỗ tui lương bình quân từ 160 đến 250 ngàn đồng/ ngày. Làng ghe xuồng ghe Rạch Bà Đài này hả, mỗi năm sản xuất ra trên 30.000 chiếc xuồng, ghe các loại, giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động thường xuyên. Hầu hết công nhân là nông dân thuần túy. Vào mùa lũ họ làm thêm nghề đóng ghe xuồng để cải thiện đời sống, nếu không nói là khá giả lên”.

                                                                                                            Theo: Nhabao&Congluan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.499.010
Tổng truy cập: