VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Đào tạo nghề gắn với bao tiêu sản phẩm: Mô hình hiệu quả, bền vững
(Ngày đăng: 06/03/2012   Lượt xem: 523)
Với mô hình đào tạo nghề gắn với bao tiêu sản phẩm mà một số doanh nghiệp đang triển khai, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã thu được kết quả khả quan.

Đào tạo đi liền bao tiêu sản phẩm

Đào tạo nghề gắn với bao tiêu sản phẩm giúp người LĐ yên tâm gắn bó với nghề.
Đào tạo nghề gắn với bao tiêu sản phẩm giúp người LĐ yên tâm gắn bó với nghề..
Hòa Bình là tỉnh miền núi, lực lượng lao động đông đảo nhưng lại thiếu việc làm, trong khi đó, diện tích đất trồng cây nguyên liệu như chít, nùng khá lớn nên từ những năm 1990, Công ty TNHH Mai Bình, đơn vị chuyên sản xuất chổi chít và tăm hương, đã đến “đóng đô” tại đây . Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo Công ty nhận thấy, việc tuyển chọn lao động truyền thống chỉ giải quyết được lực lượng làm thuê cục bộ, còn việc thu mua nguyên liệu chỉ mang tính thời vụ, nhỏ lẻ, không đảm bảo kế hoạch đặt ra. Vì thế, năm 1993, Công ty đã nghiên cứu và xây dựng mô hình kinh doanh - sản xuất phù hợp với nguyên liệu địa phương, tiền thân của mô hình nguyên liệu sống - truyền nghề - gia công - sản xuất - tạo sản phẩm và bao tiêu sản phẩm.

Bà Trương Thị Bình, Giám đốc Công ty TNHH Mai Bình cho biết, khi lao động có tay nghề sẽ làm ra nhiều sản phẩm chất lượng, từng bước hình thành làng nghề phát triển ổn định và bền vững. Xác định như vậy nên chúng tôi quyết tâm đẩy mạnh dự án đào tạo nghề, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, bao tiêu sản phẩm, tạo ra mô hình sản xuất, kinh doanh khép kín. Công ty đã triển khai trồng rừng quy mô lớn ở 3 huyện Kim Bôi, Đà Bắc và Kỳ Sơn. Với mô hình này, năm 2010, công ty đã được Tổng cục Dạy nghề và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chọn thí điểm đào tạo nghề gắn với bao tiêu sản phẩm.

Theo đó, Mai Bình có trách nhiệm đào tạo lao động nông thôn tại các huyện Lương Sơn, Đà Bắc. Đến nay, Công ty đã đào tạo nghề trồng, chăm sóc cây nguyên liệu làm tăm hương cho 70 người tại xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) và đào tạo nghề trồng, chăm sóc cây nguyên liệu làm chổi chít cho 70 người tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Nội dung của khóa đào tạo là giúp nông dân biết cách trồng và chăm sóc cây chít, nùng để làm chổi chít, tăm hương. Sản phẩm do học viên làm ra được Công ty bao tiêu toàn bộ . Đặc biệt, kết thúc khóa học, nếu học viên có nguyện vọng sẽ được Công ty tuyển dụng vào làm việc với mức lương 1-2 triệu đồng/người/tháng. Học viên đăng ký chủ yếu là người dân tộc thiểu số.

Còn đó những khó khăn

Theo ông Lưu Duy Dần, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, đào tạo nghề gắn với bao tiêu sản phẩm là mô hình đang được Hiệp hội phối hợp với Tổng cục Dạy nghề triển khai tại Hòa Bình. Đây là mô hình được áp dụng đối với các nghề đào tạo gắn với vùng nguyên liệu, giao cho các đơn vị có khả năng tổ chức, bao tiêu sản phẩm. Đối tượng tham gia là lao động nông thôn trong vùng quy hoạch trồng nguyên liệu. Tuy nhiên, việc đào tạo theo mô hình này cũng gặp một số khó khăn nhất định.

Cụ thể, các đơn vị tham gia đào tạo còn lúng túng trong việc lập chương trình, biên soạn, tài liệu giảng dạy; chưa áp dụng được phương pháp giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đặc biệt, vốn đang là một trong những yếu tố cản trở quá trình thực hiện mô hình . Theo thống kê, hiện cả nước có đến 60-70% số hộ sản xuất trong các làng nghề thiếu vốn, điều này gây khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu dự trữ, đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ...

Theo bà Bình, khó khăn của mô hình này chính là nhận thức của đối tượng đào tạo chưa sâu sắc, chưa thấy được lợi ích kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô; phần lớn là đi làm theo phong trào để lấy công. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế, vốn đầu tư của lao động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng sản xuất.


Vì vậy, bà Bình kiến nghị, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần giảm bớt một số thủ tục hành chính rườm rà trong việc cấp và cho thuê đất để trồng rừng, tạo vùng nguyên liệu tại địa phương; cần có chính sách ưu tiên quỹ đất, quỹ rừng và có phương án quy hoạch vùng nguyên liệu trên cơ sở đưa ra chính sách, chủ trương quản lý và bảo vệ rừng một cách hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi mở rộng dạy nghề ; tăng cường hỗ trợ giáo viên dạy nghề; và đặc biệt là phải có chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề sử dụng lao động sau đào tạo và bao tiêu sản phẩm.
(Nguồn: Báo KTNT)
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
74.853.751
Tổng truy cập: