VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Xây dựng xã hội học tập từ cơ sở
(Ngày đăng: 27/10/2011   Lượt xem: 699)

ND- Ðẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập là chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước ta . Ðể quán triệt, sớm đưa chủ trương nói trên vào cuộc sống, từ năm 2001, T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam xây dựng đề án Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập và đã đạt những kết quả nhất định.

Tháng 3-2002, T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam  triển khai thực hiện đề án "Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội hóa học tập từ cơ sở". Ðây là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo của Ðảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu học tập của toàn xã hội trong thời kỳ đổi mới . Vì vậy, khi đề án ra đời đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội và của toàn dân. Quan trọng hơn là trong quá trình triển khai thực hiện đề án đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể tổ chức xã hội về công tác này.

Từ kết quả thực tiễn thực hiện đề án trên, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp Bộ Giáo dục và Ðào tạo xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 112-QÐ/TTg phê duyệt Ðề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010" . Sau hơn bảy năm triển khai thực hiện đề án nêu trên và hơn ba năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt, cả về số lượng và chất lượng. Mô hình xã hội học tập từ cơ sở trên phạm vi cả nước từng bước hình thành. Tổ chức khuyến học Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò nòng cốt trong phong trào xây dựng xã hội học tập. 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 99%  số quận, huyện, thị xã; 98% số xã, phường, thị trấn trong cả nước có tổ chức hội khuyến học. Ban khuyến học được tổ chức ở các thôn, xóm, khóm, ấp, bản, làng, tổ dân phố; trong các dòng họ, các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang, nhà chùa, họ đạo với hơn 230 nghìn chi hội, thu hút hơn sáu triệu hội viên. Hơn bốn triệu gia đình đăng ký và đã có hơn nửa số này đạt chuẩn được công nhận danh hiệu gia đình hiếu học. Hơn 60 nghìn dòng họ đạt chuẩn dòng họ khuyến học. Nhất là, năm năm qua, cả nước có 9.100 trung tâm học tập cộng đồng. Mục tiêu đến năm 2012 có 80% số cơ sở có trung tâm học tập cộng đồng thì đến nay đã có hơn 80% số xã, phường trong cả nước được thành lập và đi vào hoạt động. Nhiều tỉnh và thành phố có 100% số xã, phường thành lập trung tâm học tập cộng đồng. Nhiều trung tâm này hoạt động có chất lượng và hiệu quả thiết thực. Các trung tâm đã tổ chức được hàng trăm nghìn lớp học cho hàng triệu lượt người tham dự. Với nội dung nghiên cứu, học tập các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước; phổ biến pháp luật, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao... Qua học tập đã nâng cao kiến thức, nhận thức các mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng cho các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Hình thức tổ chức và hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng khá phong phú, đa dạng và linh hoạt; thể hiện rõ được tính đặc thù là cơ sở của giáo dục cộng đồng, phục vụ thiết thực cho cộng đồng . Với phương châm là cần gì học tập nấy, các trung tâm góp phần tích cực nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực ở ngay tại địa phương, cơ sở. Trung tâm học tập cộng đồng chính là mô hình xã hội học tập rõ nét nhất ở cơ sở hiện nay.

Qua một số năm thực hiện đề án Xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, nhiều địa phương đã có cách làm mới, sáng tạo. Xuất hiện nhiều điển hình về công tác khuyến học, khuyến tài; tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng mô hình xã hội học tập. Nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, Quảng Bình có số hội viên hội khuyến học chiếm tới hơn 20% số dân. Tiếng trống khuyến học được duy trì và mở rộng ở nhiều làng, xã của các địa phương Quảng Bình, Bắc Giang. Các tỉnh Nghệ An, Thái Bình, Quảng Bình lập ban chỉ đạo và có quy chế hoạt động, xây dựng xã hội hóa học tập cấp tỉnh. Mỗi năm tỉnh trích ngân sách cho các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở 10 triệu đồng để hoạt động. Các huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), Ý Yên (Nam Ðịnh) có phong trào làng khuyến học năm tốt; gắn việc xây dựng và phát triển làng văn hóa, làng nghề với làng khuyến học. Làng khuyến học có nhiều tiêu chí, trong đó có 80% số dòng họ làm tốt công tác khuyến học, 80% số thành viên trong một dòng họ làm tốt khuyến học.

TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Trị có phong trào tiết kiệm "Con heo khuyến học" của mỗi gia đình, tổ chức, đơn vị cơ sở. Riêng TP Hồ Chí Minh mỗi năm có hàng trăm tỷ đồng từ "Con heo khuyến học", v.v.

Thực hiện Chỉ thị 11-CT/T.Ư của Bộ Chính trị và Chỉ thị 02-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình tốt về xây dựng xã hội học tập. Vừa qua, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức hàng loạt các hội thảo khoa học: Tổng kết thực hiện đề án "Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở" ở cả ba vùng trung, nam, bắc . Tại hội thảo, các địa phương, cơ sở đã nêu nhiều vấn đề làm sáng tỏ hơn mô hình xã hội học tập; những mặt được, chưa được, khó khăn, hạn chế và nguyên nhân; những tồn tại về nhận thức tư tưởng, cơ chế chính sách và các điều kiện bảo đảm cho việc thực hiện xã hội học tập; những bài học rút ra trong quá trình triển khai thực hiện ở địa phương, cơ sở. Hội thảo sơ bộ phác thảo "mô hình xã hội học tập" ở nước ta giai đoạn đến năm 2015. Với việc thực hiện tốt các tiêu chí, giải pháp đã nêu; nhất định mô hình xã hội học tập sẽ trở thành hiện thực.

Thái Hòa

theo nhandan.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

33
Đang xem:
72.473.717
Tổng truy cập: