|
Khu làng cổ Bát Tràng |
Trong
mấy thế kỷ qua, ngoài nghề truyền thống nổi tiếng, làng Bát Tràng
(huyện Gia Lâm) còn là làng phát đạt về khoa cử và buôn bán. Có thể nói
Bát Tràng là quê của các quận công, tiến sĩ, quan văn, quan võ. Trong
bài Đình kỳ có câu:
Làng nhà đương lắm quân hàm
Văn võ triều quý kể phàm bảy ông
Phủ hiệu châu huyện cũng đông
Nho sinh phó sở hợp đồng non trăm
Đầu
thế kỷ XVI, làng có Giáp Hải (1506 - 1586) đậu trạng nguyên khoa thi
năm 1538 đời Mạc, khi đó ông 31 tuổi. Giáp Hải là người đỗ khai khoa của
làng . Vào các thế kỷ tiếp sau, Bát Tràng có 8 người đậu tiến sĩ, 356
người đậu tam trường.
Trong
50 năm qua, Bát Tràng có 45 tiến sĩ, hàng trăm người đậu cử nhân. Nhiều
người có đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc . Đó là bác
sĩ thiếu tướng Trần Văn Hiến, GS Nguyễn Đức Quý Viện trưởng Luyện kim
màu, ông Phùng Văn Tửu phó chủ tịch Quốc hội….
Nhằm
khuyến khích việc học, từ xa xưa Bát Tràng đã dựng Văn chỉ kế bên đình
làng. Văn chỉ kiến trúc kiểu chữ nhị, tiền tế và hậu cung đều 5 gian.
Văn chỉ có tam môn xây kiểu dáng đẹp, bên trên có khắc 3 chữ lớn bằng đá
"Ngưỡng di cao" (trông lên vời vợi). Tại tiền tế treo bức hoành sơn son
thiếp vàng có khắc 2 chữ "Văn hội" (Hội của làng Văn), có bức khác khắc
chữ "Thiên địa đồng lưu" (Trời đất cùng luân chuyển). Ở Văn chỉ hiện có
tấm bia đá đặt trên lưng rùa. Mặt bia không có chữ. Phải chăng đó là
mong ước của người xưa hy vọng con cháu học hành giỏi giang để danh tính
được khứac vào tấm bia này.
Trước
kia, mỗi khi họp hội làng Văn, người trông coi Văn chỉ lại đem hai tấm
vóc có thêu họ tên hơn 360 vị đỗ đạt đặt ở vị trí trang trọng để mọi
người cùng chiêm ngưỡng.
Đáng
tiếc là trong khoảng vài chục năm, Văn chỉ Bát Tràng ít được coi sóc.
Hậu cung đổ sụp. Toà tiền tế đem sử dụng vào việc khác. Vào giữa những
năm 80 của thế kỷ XX, khi làng nghề đang trong giai đoạn suy vi thì một
số trẻ em cũng rời ghế nhà trường tìm kế sinh nhai. Vào thời điểm khó
khăn, những người tâm huyết với truyền thống hiếu học của làng nghề đã tập
hợp nhau lại tìm cách tháo gỡ . Họ là những cán bộ, đảng viên, các nhà
giáo về hưu. Có thể coi đó là tiền thân Ban khuyến học của xã. Việc
trước tiên của Ban là vận động các gia đình thực hiện các biện pháp
"Chống học sinh bỏ học". Rồi đến ngày hội làng tết Canh Ngọ (1990) 500
người về hưu bàn bạc sửa Văn chỉ làng. Ai cũng hào hứng chăm lo đến cái
gốc của đạo học. Bằng tiền đóng góp, hậu cung và ban thờ được sửa sang.
Và mỗi năm một lần, tại Văn chỉ
làng đã diễn ra ngày hội khuyến học. Nếu trước đây Bát Tràng phát thưởng
cho cả học sinh tiên tiến thì nay làng chỉ thưởng cho học sinh giỏi.
Gia đình nào có một con duy nhất
học giỏi, gia đình có 2 con học giỏi; ông bà có 3 cháu học giỏi, đều
được làng thưởng. Lễ phát thưởng diễn ra trang trọng trước ban thờ các
vị tiên hiền, tiên Nho có cả ông bà, cha mẹ cùng đi nên ngày đó trở nên
đông vui như ngày hội làng. Trong năm, các học sinh giỏi được Ban Khuyến
học tổ chức cho đi thăm Văn Miếu ở Hà Nội. Văn Miếu ở Hưng Yên, dự các
hoạt động ngoại khoá. Các hoạt động khuyến học ở Bát Tràng đều trông cậy
vào sự đóng góp của dân. Tính ra, trong 10 năm qua, dân đóng góp vào
quỹ hơn 200 triệu đồng. Ngoài ra các doaonh nghiệp, các nhà hảo tâm còn
tặng nhiều vật phẩm, đồ dùng học tập.
Gần
đây, việc học của học sinh làng nghề có bước phát triển mới. Muốn có
nghề giỏi, các cháu phải được giáo dục toàn diện ngay từ bậc tiểu học.
Các học sinh năng khiếu được dự lớp học mỹ thuật do giảng viên Trường ĐH
Mỹ thuật, các nghệ nhân của làng hướng dẫn. Năm 2002 trong dịp hội
làng, được sự tài trợ của Total gas, làng đã tổ chức cuộc thi vẽ, thi
nặn. Các em thi vẽ theo trí nhớ. Lại có mục thi vẽ nhanh, thi nặn nhanh.
Chỉ sau ba hồi trống, các em đã vẽ xong một tác phẩm, hoặc nặn xong một
con giống khá đẹp.
Hiện
nay, phong trào học nghề, học vẽ ở Bát Tràng diễn ra sâu rộng. Tất cả
cán bộ xã đều có mặt ở lớp tin học. 30-40 chủ doanh nghiệp gốm sứ đã kết
nối mạng Inter net. Ban Khuyến học còn phối hợp với Hội người cao tuổi
mở lớp học tiếng Anh giao tiếp cho người đứng tuổi và cho thanh niên.
Có
thể nói Bát Tràng là xã đầu tiên trong cả nước thực thi nhiều biện pháp
khuyến học, khuyến tài. Những kinh nghiệm hay ở Bát tràng trong những
năm 1990 - 1996 đã được Thành phố ghi nhận, từ đó tạo tiền đề cho việc
thành lập Hội Khuyến học Hà Nội vào năm 1997. Đầu năm 2004, UBND thành
phố xét và phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Hà Nội" cho 16 nghệ nhân của 7
ngành nghề, riêng làng nghề Bát Tràng có 5 người được nhận danh hiệu
này. Trong thành tích chung có đóng góp của phong trào khuyến học.
HNM