VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
9 năm: Một chặng đường khuyến học
(Ngày đăng: 27/10/2011   Lượt xem: 842)
9 nam Mot chang duong khuyen hoc
Ông Vũ Oanh - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Một xã hội học tập Việt Nam ngang tầm thời đại văn minh trí tuệ, trên cơ sở đại học đại chúng- phổ cập đào tạo nghề sau trung học ngắn hạn vào năm 2020- đang ở trong tầm tay chúng ta!

Nhìn lại chặng đường 9 năm qua, Hội khởi đầu như là một tổ chức hỗ trợ từ thiện. Bằng nhiều hình thức vận động đa dạng, linh hoạt, từ vận động tài trợ gắn với các dự án , quản cáo kinh doanh, phát hành xổ số khuyến học... cho đến các phong trào vận động sự “đóng góp nhỏ” của mỗi người dân làm nên “quỹ lớn” như phong trào 1+1, 1+10 từ TPHCM (mỗi nhà tài trợ nhận giúp 1-10 học sinh), 1 cân thóc, 1 con gà, 1 cây xoài khuyến học cho đến sào ruộng, vườn cây, đàn bò khuyến học, ngày nay, các cấp Hội đã tạo ra được “Quỹ Khuyến học” khoảng 300 tỷ đồng, giúp cho học trò nghèo có thêm điều kiện học, động viên những tài năng dạy và học trong nhà trường, đặc biệt là hỗ trợ mạnh mẽ các phong trào “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, “Hạn chế lưu ban, bỏ học”, “Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi”.

Dưới ánh sáng của Đại hội IX, Hội đã sớm tập trung vào nhiệm vụ chiến lược trung tâm: “Xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, một xã hội mà “Ai cũng được học hành. Học hành sáng tạo suốt đời. Công nông trí thức hoá. Dân tộc thông thái”.

Thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học”

Thực hiện sáng kiến xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, Hội đã tập trung xây dựng tổ chức Hội dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, bám rễ sâu vào bản, làng, dòng họ, gia đình, doanh nghiệp, trường học . Đội ngũ khuyến học trong cả nước đã có trên 3,5 triệu hội viên. Tổ chức Hội phát triển nhanh, mạnh, vì đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng học hành suốt đời của dân và được các cấp uỷ Đảng từ tỉnh cho đến cơ sở quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là phân công cấp uỷ viên trực tiếp điều hành tổ chức Hội.

Tổ chức khuyến học cơ sở là sức mạnh cơ bản của Hội, nhất là khi ý tưởng của lãnh đạo T.Ư. Hội trở thành ý tưởng của chủ tịch Hội các cấp, và đặc biệt là của lãnh đạo tỉnh, thành phố, thông qua bảy địa chỉ: tỉnh uỷ, uỷ ban, dân vận, mặt trận, khoa giáo, tỉnh hội, sở Giáo dục & Đào tạo. Tổ chức Hội chỉ đạo, triển khai phong trào quần chúng khuyến học – khuyến tài - khuyến đức, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, và phong trào quần chúng đem lại năng lực mới, sức sống mới cho tổ chức Hội.

Một sáng kiến xây dựng xã hội học tập từ cơ sở kết hợp với phát triển sâu rộng tổ chức Hội là phong trào quần chúng thi đua xây dựng “Gia đình hiếu học”, khởi phát từ thành phố Hồ Chí Minh, nay đã thu hút trên một triệu gia đình, làm nên Đại hội biểu dương Gia đình hiếu học toàn quốc lần thứ nhất, biểu dương những “bông hoa đẹp trong vườn hoa đầy hương sắc của xã hội học tập” . Gia đình hiếu học thật sự là “cái nôi đổi mới nuôi dưỡng con người học tốt, làm tốt, sống tốt, suốt cả cuộc đời”, là “trường học suốt đời của xã hội học tập”. Giáo dục gia đình cần phải được xem là quốc sách hàng đầu, là một thành phầm cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân.

Phong trào quần chúng xây dựng “Trung tâm học tập cộng đồng” khởi phát từ Thái Bình, nay đã phủ kín trên 50% số xã phường trong cả nước, cũng vì ba nhu cầu cơ bản của dân: học (phổ cập giáo dục theo độ tuổi), làm (chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật), sống (sống văn hoá, theo pháp luật). Trung tâm học tập cộng đồng, đại học cộng đồng là trường học suốt đời của giáo dục cộng đồng, một thành phần cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân.

Xây dựng xã hội học tập từ cơ sở

Phong trào quần chúng xây dựng “xã năm không”, “làng năm có”, ”làng học-làng nghề” đã khẳng định: “Xây dựng xã hội học tập không phải chỉ vì nhu cầu học, theo nghĩa hẹp là xã hội hoá giáo dục, mà phải nhằm cả ba nhu cầu học, theo nghĩa hẹp là một xã hội hoá giáo dục, mà phải nhằm cả ba nhu cầu cơ bản “học – làm – sống” của dân, tức là đồng thời thực hiện cả ba cuộc vận động “Làm kinh tế giỏi”, “Xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng xã hội học tập”. “Xây dựng xã hội học tập ở xã phường là thi đua xây dựng xã, phường đổi mới ba tốt: -Sớm phổ cập bậc trung học, xoá mù tin học, xoá mù nghề, làm kinh tế giỏi , có đổi mới, cải tiến kỹ thuật, có tỷ lệ tay nghề 1-2 năm sau trung học cao, sống văn hoá, cần kiệm, quan hệ hợp tác, lành mạnh, hài hoà trong cộng đồng xã phường, không có tệ nạn và tiêu cực xã hội”.

Thực tiễn xây dựng xã hội học tập từ cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng giúp ta nhận rõ: Hệ thống chính trị các cấp cần gắn kết Quản lý giáo dục với Hội Khuyến học và mọi tổ chức hỗ trợ giáo dục trong “Mặt trận khuyến học - khuyến tài – khuyến đức”, cùng “đem tài dân, sức dân, của dân” khuyến khích, hỗ trợ cho mọi người có nhu cầu đều có năng lực và cơ hội học – làm- sống tốt, tăng cường vận động “Toàn dân đoàn kết thi đua học tốt, làm tốt, sống tốt”, “học hay, làm sáng tạo, sống văn hoá”, “học, làm sống theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh”, phấn đấu đến năm 2020, nâng cao Tòa Soạn lên trình độ trung học, phát triển nguồn nhân lực ở trình độ phổ cập đào tạo nghề sau trung học ngắn hạn cho trên 50% dân số độ tuổi đại học, tạo điều kiện và môi trường phát sinh và phát triển nhân tài, xây dựng vường ươm nhân tài quốc gia, xây dựng cả nước trở thành một xã hội tọc tập công bằng, dân chủ, văn minh.

Một Hội Khuyến học Việt Nam: 9 tuổi, “năng động, sáng tạo”, “đưa nghị quyết chính sách giáo dục vào thực tiễn cuộc sống, lấy thực tiễn cuộc sống hoàn thiện nghị quyết chính sách”, “đem tài dân, sức dân, của dân” mở đường xây dựng một xã hội học tập “học tốt, làm tốt, sống tốt”, “học hay, làm sáng tạo, sống văn hoá”, “học, làm, sống theo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh”, “đưa tổ chức Hội bám rễ vững chắc tận cơ sở, vào phong trào quần chúng, lấy sáng tạo của phong trào quần chúng , của địa phương và cơ sở nâng cao năn lực và sức chiến đấu của tổ chức Hội” – đó là thành quả tâm trí ban đầu của 3,5 triệu hội viên khuyến học trong cả nước chào mừng những ngày lế lớn của dân tộc và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Khuyến học Việt Nam.

Vũ Oanh

Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Việt Báo (Theo_DanTri)
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

29
Đang xem:
72.472.263
Tổng truy cập: