VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
(29-33)-Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ
(Ngày đăng: 01/01/2024   Lượt xem: 141)

Một trong các hoạt động Chào năm mới 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) là trích đoạn lễ hội cầu mùa do đoàn nghệ nhân dân tộc Dao đỏ xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tái hiện.

Lễ hội cầu mùa là một nét văn hóa đặc sắc được duy trì bao đời nay của người Dao đỏ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Lễ cầu mùa thể hiện tâm nguyện của đồng bào với mong muốn mùa màng tốt tươi, bội thu, con người khỏe mạnh, ấm no, tránh được thiên tai như mưa lũ, hạn hán, sâu bọ phá hoại.

Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần, Hà Giang thường được tổ chức từ tháng 10 âm lịch năm cũ đến tháng 2 âm lịch của năm mới. Mỗi gia đình trong dòng họ sẽ cử đại diện một người tham gia lễ hội cầu mùa để mang may mắn về cho gia đình.

Theo phong tục, lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ cầu mùa rất quan trọng và phải được chuẩn bị chu đáo. Mâm cúng gồm lợn, gà trống, gạo, bánh chưng, tiền... sau đó thầy cúng là người có uy tín nhất trong bản sẽ là chủ tế thực hiện các nghi thức dâng cúng lễ vật mà gia đình trong bản đóng góp để báo với tổ tiên cúng thổ công, long đất và những vị thần núi, thần rừng bao quanh làng.
Chú thích ảnh
Hai thầy mo treo tranh thờ chuẩn bị cho lễ cúng.

Chú thích ảnh
Đồ lễ và vật dụng gia chủ chuẩn bị lễ cầu mùa.

Chú thích ảnh
Thầy Tào, thầy mo chuẩn bị đồ làm lễ gồm: Tranh thờ, tù và (sừng trâu), quần áo, chiêng, chũm chọe, chuông, trống, kèn Pí lè, sớ cầu trời, sách cúng - kiếm.

Chú thích ảnh
Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, đại diện dòng họ mời thầy Tào, thầy mo đến và chuẩn bị nước tắm cho các thầy.
Chú thích ảnh

Chú thích ảnh
Đại diện dòng họ dâng rượu các thầy, sau đó các thầy đọc bài cúng mời Ngọc Hoàng, sư phụ, thổ công, thổ địa, thần núi, thần rừng, ông bà tổ tiên về chứng giám.

 Bài cúng như sau: 

Hôm nay ngày lành tháng tốt, chúng con dâng lễ vật cúng dâng lên Ngọc Hoàng, Thần linh chứng giám cho tấm lòng của bà con dân bản. Chúng con cầu cho mưa thuận gió hòa để có nước cho vạn vật nảy nở, cây lúa sinh sôi. Cầu thần linh bảo vệ mùa màng để lúa chín vàng, bông mẩy hạt. Trồng lúa nếu có sâu bọ có chim chuột đến phá mong Ngọc Hoàng, thần linh hãy đuổi chúng đi, phù hộ cho cây lúa tốt tươi, che chở cho con cháu được bình an, mạnh khỏe, no đủ, con trâu, con bò, lợn, gà nhanh lớn không bị dịch bệnh.
Chú thích ảnh
Sau khi cúng xong, thầy cúng sẽ thổi sừng trâu rồi vái lạy và đốt giấy bạc gửi cho Ngọc Hoàng, thần linh với ý nghĩa cảm tạ và tiễn thần linh Ngọc Hoàng về trời.

Chú thích ảnh
Sau khi các thầy cúng xong phần lễ, thì mọi người sẽ cùng nhau thổi kèn Pi lè, đánh trống, múa chuông để xua đuổi tà ma, ác thú và những điều không may mắn của năm cũ và cùng nhau múa trống, chiêng để cầu tài, cầu lộc, gia súc gia cầm mau về với với gia đình dòng họ và bản làng.

                        Theo: baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

22
Đang xem:
72.911.834
Tổng truy cập: