VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Làm con, chữ “Hiếu” đặt lên hàng đầu
(Ngày đăng: 21/08/2021   Lượt xem: 516)

Hiếu thuận là căn bản của đạo làm người. Cổ nhân có câu:“Bách thiện hiếu vi tiên”, ý rằng trong trăm điều thiện của con người thì chữ Hiếu luôn đứng đầu. Bởi vậy văn hóa truyền thống từ bao đời nay vẫn luôn đề cao chữ “hiếu”.

Ngày nay, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà còn có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc, hướng mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, về với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên. Hàng năm, mỗi khi đến ngày lễ Vu Lan, một lần nữa ta lại được chiêm nghiệm về chữ Hiếu, và là cơ hội để con cái có thể báo đáp ân tình dưỡng dục sâu nặng của những đấng sinh thành.

Ý nghĩa ngày Vu Lan

Hàng năm, cứ đến Rằm tháng Bảy lại thấy người người nhà nhà đều sắm cỗ chay cúng ông bà, hoặc đi chùa dự lễ Vu Lan. Đây cũng là dịp con cái khắp nơi về hội tụ sum họp bên mâm cỗ gia đình, vui vầy cùng ông bà, cha mẹ.

 vu-lan-bao-hieu-1-w850-h478.jpg

"Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Ảnh minh họa

Dù là người có theo đạo Phật hay không, Lễ Vu Lan đều có ý nghĩa riêng trong lòng mỗi người làm con, là dịp để chúng ta có thể gạt đi những xô bồ bon chen trong cuộc sống đời thực mà chầm chậm nhìn về quá khứ cho đến hiện tại, tưởng nhớ tới công lao của các đấng sinh thành. Bởi trên đời này, bạn bè, công việc, tiền bạc dù mất đi đều có thể kiếm lại được, nhưng cha mẹ thì chỉ có một mà thôi.

Bên cạnh đó, Lễ Vu Lan cũng trùng với ngày Rằm tháng Bảy - Xá tội vong nhân, theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân nơi dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.

Vu Lan đã trở thành một ứng xử nhân văn trong xã hội, góp phần duy trì, củng cố đạo lý trong gia đình, dòng tộc để mọi người đề cao chữ Hiếu và nhắc nhở đạo làm con. Cũng vì chữ Hiếu đã trở thành một chuẩn mực quan trọng để đánh giá con người, nếu không tròn bổn phận thì sẽ bị dư luận lên án, cộng đồng chê cười.

Phận con chữ Hiếu đứng đầu

Từ bao đời nay, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thật vô cùng to lớn, được khắc họa qua những câu ca dao như: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, hay “Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ”. Vì thế, đã là một người con hiếu nghĩa thì đâu chờ đến lúc cha mẹ già yếu, khuất xa mới phụng dưỡng, sắm mâm cao cỗ đầy, mà tốt nhất nên thể hiện ngay từ cuộc sống hàng ngày, quan tâm từ những việc nhỏ nhất. Đó chính là những lời hỏi thăm, những sự quan tâm giản đơn, gần gũi nhưng ấm áp tình người.

 vu-lan-bao-hieu-1-w850-h478.jpg

Phận con chữ "Hiếu" đặt lên hàng đầu

Có nhiều người con đôi lúc quan niệm rằng, tuổi trẻ cần phấn đấu, thành danh thì về già mới có điều kiện lo cho cha mẹ được đủ đầy. Chính vì thế mà họ đã lao vào cuộc sống mưu sinh quên ngày tháng, không một lần về thăm cha mẹ. Nhưng họ đâu biết rằng, cho mẹ liệu có sống đến lúc họ thành tài hay không?!

Thực ra, nếu dành một chút thời gian, một chút quan tâm sẽ không thể làm hỏng tương lai của họ được, nhưng lại có thể mang lại niềm vui vô tận cho các bậc sinh thành. Và cũng bởi thời gian không đợi người

                                        Theo: conglyxahoi.net.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.468.634
Tổng truy cập: