VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Hầu đồng- Nét văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ mẫu, “Tam Phủ”, “Tứ Phủ”
(Ngày đăng: 11/06/2021   Lượt xem: 319)

Hiện nay, thờ Mẫu hay thờ “Tam Phủ”, “Tứ Phủ” đã và đang được phổ biến nhiều trong dân gian mà hầu đồng chính là một trong những nghi thức độc đáo, nổi bật và tiêu biểu bậc nhất của tín ngưỡng này, tạo nên nét văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của Việt Nam.

Hầu đồng nét văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ mẫu

Năm 2016, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt” đã được  UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từng làm nức lòng những người say sưa với văn hóa truyền thống dân tộc này.

Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu nhiều người thường liên tưởng nó với nghi thức lên đồng hay Hầu đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì các giá trị có tính “đại diện nhân loại” của tín ngưỡng thuần Việt này được tạo nên nhờ một chỉnh thể hài hòa của nhiều yếu tố, bao gồm các lễ hội dân gian, các cuộc hành hương của bản hội, các nghi thức tế lễ, các tiệc thánh, tiệc mẫu, các hoạt động tín ngưỡng của người dân và hát chầu văn hay ta vẫn quen gọi là Hầu đồng. Có thể thấy hầu đồng là một trong những nghi thức độc đáo, nổi bật và tiêu biểu bậc nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Ngày nay, hầu đồng là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết mà thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu...

Không phải ngẫu nhiên mà khi thực hành nghi thức hầu đồng người ta thường đặt nó trong không gian của đền, phủ linh thiêng. Những giá đồng có không khí trang trọng và hài hòa đặc biệt giữa điệu nhạc, lời ca, tiếng hát và khói hương. Dường như, chỉ trong không gian và không khí ấy thì những người trực tiếp thực hành nghi thức để thỉnh, để mời các đấng bề trên chứng giám cho tấm lòng và ước nguyện những con nhang, đệ tử hay những người cùng tham gia nghi thức.

Hầu đồng- Nét văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ mẫu,  “Tam Phủ”, “Tứ Phủ”

Hầu đồng- Nét văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ mẫu,  “Tam Phủ”, “Tứ Phủ”

Đồng thầy trong 1 giá hầu

Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các giáo ông đồng, bà đồng, trong đó tín đồ trở thành phương tiện linh hồn (mediumship, spirit medium) cho các vị thần khác nhau. Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ.

Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát văn (hát chầu văn) để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là “cậu”, nữ giới được gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”.

Đa số những người Hầu đồng là do hoàn cảnh bản thân thôi thúc, do thừa hưởng từ gia tộc hay bản tính có căn đồng. Một khi đã bị Thánh “bắt lính”, tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, các Bà đồng, Ông đồng thường phải tổ chức làm lễ Lên đồng.

Với đạo Mẫu, tín ngưỡng thờ Mẫu là hiện thân của mẹ thiên nhiên (Mẹ Thiên cai quản trời, Mẫu Địa cai quản đất, Mẫu Cốm cai quản vùng sông nước, Mẫu Thượng ngàn cai quản rừng) mà mẹ thiên nhiên đã che chở, mang lại điều tốt lành cho mọi người. Nghi thức Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu khởi phát từ tinh thần cao đẹp của người Việt, các nhân vật được thờ phụng hầu hết gắn với văn hóa truyền thống người Việt và lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Văn hóa Hầu đồng được đánh giá là “bảo tàng sống của văn hóa Việt”, nghi thức này đã góp phần tạo nên sự đặc trưng rất riêng cho nền văn hóa Việt Nam với những giá trị tín ngưỡng dân gian độc đáo. Bởi vậy, cho đến tận ngày nay, trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, Hầu đồng vẫn khẳng định được sức sống bền bỉ và tác động trực tiếp vào nhiều hoạt động văn hóa, xã hội.

                                                          Theo; baophapluat.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.469.376
Tổng truy cập: