VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Lan tỏa âm nhạc dân tộc
(Ngày đăng: 21/09/2020   Lượt xem: 282)

“Giai điệu vừa hiện đại, vừa hoài cổ. Màu sắc âm nhạc dân tộc kết hợp cùng dàn nhạc giao hưởng tuy không mới với giới mộ điệu dòng nhạc thính phòng, nhưng với nhiều người, đây là một cánh cửa để tìm hiểu thêm về âm nhạc dân tộc, văn hóa”, nghệ sĩ đàn tranh và piano nổi tiếng Trí Nguyễn (sống tại Pháp) nhận định về tác phẩm Trăng soi Hoàng Triều.

Các nghệ sĩ trẻ biểu diễn "Trăng soi Hoàng Triều"

Các nghệ sĩ trẻ biểu diễn "Trăng soi Hoàng Triều"

Trăng soi Hoàng Triều là tác phẩm kết hợp độc tấu đàn tranh cùng dàn nhạc giao hưởng phương Tây với thể loại World music. Tác phẩm do nghệ sĩ Sơn Mạch soạn nhạc, chỉ huy. Dạ Hợp, tốt nghiệp Nhạc viện TPHCM, là nghệ sĩ lĩnh tấu cùng dàn nhạc TUSO (The United Saigon Orchestra) - một cộng đồng âm nhạc tại TPHCM với các nghệ sĩ trẻ đam mê âm nhạc. 

Nghệ sĩ Sơn Mạch nói: “Trăng soi Hoàng Triều được thu âm cả dàn nhạc từ đàn tranh, dàn kèn gỗ, guitar đến bộ gõ… chứ không dùng chất liệu điện tử. Tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Dạ Hợp giữ được sự trung thành câu ca Huế, ngón đàn nhấn nhá theo kiểu xưa, kỹ thuật trau dồi khá kỹ càng. Điểm nhấn của bài là sự giao thoa đồng bộ, lấy cái ta làm chủ đề và nhờ âm nhạc phương Tây đặc tả sự thăng hoa”.

Trăng soi Hoàng Triều trước đó ra đời từ chương trình Rainbow Show năm 2017, khi Sơn Mạch viết bài nhạc dành cho đàn tranh lĩnh tấu với yêu cầu giai điệu phải lãng mạn, lại có màu dân gian. Anh nghĩ ngay đến Huế để sáng tác, bởi luôn có tình cảm kỳ lạ dành cho Huế, từ phong cảnh, ẩm thực đến văn hóa, con người. Lúc đó, tác phẩm được đặt tựa đề Dạ khúc. Trong thời gian ảnh hưởng dịch, phải làm việc tại nhà, Sơn Mạch ngồi nghe lại tác phẩm còn dang dở này, cảm giác hoài niệm ùa về và quyết định cùng các nghệ sĩ trẻ thu âm bản nhạc. Anh đổi tên tác phẩm thành Trăng soi Hoàng Triều. Trăng giữ được ý niệm về đêm, thay cho dạ khúc. Hoàng Triều mang hình ảnh hoàng gia, trịnh trọng hơn. 

Khi nghe Trăng soi Hoàng Triều trên YouTube, bạn Nguyễn Xuân Dũng (29 tuổi, ngụ quận 9) chia sẻ cảm nhận: “Tác phẩm nhẹ nhàng, dễ nghe. Đặc biệt, sự kết hợp độc đáo giữa đàn tranh và dàn nhạc giao hưởng mang lại hiệu ứng âm nhạc thú vị”. Còn Hoàng Ánh (31 tuổi, ngụ quận 12) nói: “MV có yếu tố âm nhạc dân tộc đầy hoài niệm, có cả trang phục Nhật Bình hiện khá ấn tượng với giới trẻ. Chỉ cần vậy cũng đủ khiến người xem muốn tìm hiểu thêm về âm nhạc, các trang phục truyền thống”. 

Nghệ sĩ Sơn Mạch tin rằng, nhiều bạn trẻ hiện nay đã tìm tòi về văn hóa, lịch sử và đây là chuyện đáng mừng. Theo anh, làm văn hóa có nhiều cách, riêng anh chọn âm nhạc. Thông qua âm nhạc, người nghệ sĩ có thể gửi gắm nhiều thông điệp đến người nghe. “Tôi cũng là một phần của giới trẻ. Tôi mong muốn có thể góp phần xây dựng nên câu chuyện văn hóa trong âm nhạc, đặc biệt là nhạc cụ truyền thống, để giới trẻ hiểu thêm, nghiên cứu thêm văn hóa dân tộc mình”, nghệ sĩ Sơn Mạch chia sẻ.

                                                           Theo: sggp.org.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.463.543
Tổng truy cập: