VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Làng Bát Tràng trên sông
(Ngày đăng: 16/10/2012   Lượt xem: 534)

Không nhiều người biết, ngay giữa trung tâm Hà Nội, có một làng Bát Tràng nổi trên sông, đoạn sông Hồng chảy qua Tứ Liên, Tây Hồ. Đây là xóm thuyền của nhưng người dân sinh nhai bằng nghề buôn bán gốm sứ.

Tha hương

Sở dĩ làng trên sông này được đặt cho cái tên như vậy bởi hầu hết cư dân đều sống bằng nghề buôn bán đồ gốm sứ Bát Tràng.

Làng Bát Tràng trên sông

Chiếc cầu đơn sơ nối cư dân với bờ

Tiếp chúng tôi trên chiếc thuyền nhỏ hơn mười mét vuông, chị Phạm Thị Thơm cư dân của làng Bát Tràng này cho biết: “Mấy năm về trước chúng em chở gốm sứ từ bên Bát Tràng, Gia Lâm qua đây bằng chính những chiếc thuyền này để bán. Nhưng hai, ba năm trở lại đây nước sông Hồng cạn quá thuyền không đi lại được nên thuê xe ô tô chở hàng rồi chúng em cũng chọn nơi đây để an cư luôn”.

Trên chiếc thuyền nhỏ tròng trành, những đồ vật của gia đình đều được tận dụng từ đồ gốm sứ như gáo múc bằng lọ hoa sứ, thùng để nước thì được thay thế bằng chậu hoa, hầu như cái bào cũng sứt mẻ…

Mọi sinh hoạt của người dân nơi đây đều diễn ra ngay trên những chiếc thuyền nhỏ này, do thuyền không phải đi lại nhiều lại dùng vào việc ở là chính cho nên chủ nhân của nó đã thiết kế như một chiếc nhà thu nhỏ. Nền gỗ của con thuyền được lát thêm xi măng, mái thuyền được lợp thêm tôn cho bền và đỡ dột, đó cũng chính là cách để họ chống lại những cơn mưa lũ, và cái giá lạnh của mùa đông.

Khung cảnh nơi đây thật yên ắng lạ thường. Những chiếc thuyền nối nhau nép mình bên bờ sông, thỉnh thoảng lại có tiếng trẻ con bi bô hoặc khóc váng lên giữa không gian tĩnh lặng.

Cũng giống như gia đình chị Thơm, Anh Phạm Quốc Vinh quê ở Vĩnh Phúc do điều kiện gia đình khó khăn nên anh Vinh phải bỏ học sớm theo bạn bè ra Hà Nội làm ăn. “Mình bỏ học cái là ra đây làm luôn, ban đầu cuộc sống hết sức khó khăn phải đầu tư mua thuyền, mua gốm sứ. Rồi cuộc sống ổn định dần mình lấy vợ, sinh con cũng chính nhờ thu nhập từ nghề này”. Hai vợ chồng anh Vinh đều buôn bán đồ gốm sứ, hai con gửi về cho ông bà nội trông hộ, thu nhập của gia đình cũng đủ để lo cho các con học hành.

Bám trụ

Anh Vinh chia sẻ: Cái làng Bát Tràng này có tổng thể hơn bảy mươi hộ, mỗi hộ là một chiếc thuyền, và đều là người dân ở tỉnh Vĩnh Phúc về. Mỗi chiếc thuyền ban đầu được mua giá 25 đến 30 triệu đồng. Giá này chỉ bằng một năm thuê nhà ở tạm trên đất liền.

Do có con nhỏ nên hai vợ chồng tháng nào cũng về thăm con ít nhất 2 lần, anh Vinh tâm sự: “Có mỗi hai vợ chồng ở đây nên cũng buồn, tháng nào hai vợ chồng cũng về thăm các cháu, mỗi tháng trừ chi phí ra hai vợ chồng cũng góp được mấy trăm mang về cho các cháu ăn học. Nghỉ hè chúng tôi mới cho các cháu ra đây chơi với bố mẹ”.

Làng Bát Tràng trên sông
Làng Bát Tràng trên sông
Làng Bát Tràng trên sông
Làng Bát Tràng trên sông
Làng Bát Tràng trên sông
Một chuyến hàng chuẩn bị xuống chợ
Theo infonet
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.518.628
Tổng truy cập: