VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Nữ doanh nhân với văn hóa cổ
(Ngày đăng: 15/10/2012   Lượt xem: 554)
(DĐDN) Làm việc trong lĩnh vực xây dựng khô khan, luôn phải tiếp xúc và cập nhật những cái mới, hiện đại nhưng Phạm Thị Lan Anh - TGĐ của Cty CP Bê tông, Xây dựng A&P lại là một người hoài cổ. Bà yêu sự thâm trầm, cổ kính của những công trình kiến trúc cổ và xót xa khi nhìn chúng bị thời gian tàn phá…

Khi “đưa” một loại vật liệu xây dựng mới về VN, bà mong muốn phục dựng được nhiều công trình văn hóa cổ, để gìn giữ những giá trị thiêng liêng cho con cháu mai sau…

- Thưa bà, A&P Group là đơn vị đã tham gia phục dựng một số công trình văn hóa cổ, đặc biệt là cổng làng Đông Sàng thuộc làng cổ Đường Lâm vừa qua, bà có thể chia sẻ đôi chút về việc này...

Với tôi, Đường Lâm là một cái duyên. Lần đó, tôi đi lễ Phật ở chùa Mía, gặp cụ Thích Đàm Cẩn và sư thầy Thích Đàm Thanh và biết rằng, dân làng Đông Sàng, xã Đường Lâm có nguyện vọng phục dựng lại cổng làng từ rất lâu rồi. Ngôi làng cổ ấy nổi tiếng là làng có hai vua. Cổng làng là một công trình văn hóa, là một nét đẹp văn hóa lâu đời, là niềm tự hào của người dân nơi đây… nhưng ảnh chụp lại cái cổng làng không còn, nên việc phục dựng lại là rất khó. Ý tưởng phục dựng lại cổng làng cứ day dứt trong tôi mấy năm liền. Rất may, cụ Mía và dân làng Đông Sàng rất ủng hộ. Công đầu phải kể đến sư thầy Đàm Thanh, người đã cho dựng lại hình vẽ cổng làng bằng trí nhớ. Vẽ đến đâu, sư thầy lại cho treo ở cổng chùa để người dân trong làng đóng góp ý kiến, nhất là các cụ cao niên với hi vọng các cụ nhớ được chút gì đó trong ký ức. Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực của mọi người, cổng làng cổ Đông Sàng đã được phục dựng và được đánh giá là giống như xưa. Thực ra, chi phí bỏ ra làm rất ít, chẳng đáng kể gì. Nhưng điều làm chúng tôi thấy tâm đắc vì đây là một công việc rất kì công và cần sự tâm huyết mới có thể phục dựng được một công trình văn hóa cổ chỉ bằng trí nhớ, dân làng đã mở hội 7 ngày liền để “khánh thành” cổng làng. Xây xong cổng, chúng tôi còn “thỉnh” một cây đa từ chùa Viễn Sơn xuống, cây đa ngay cạnh cổng làng, như thế mới giống hệt như cảnh quan xưa.

Tôi thấy rất vui khi vì đã làm được một việc có ý nghĩa, đáp ứng được tâm nguyện của dân làng, giữ lại những giá trị văn hóa tinh thần cho thế hệ mai sau.

- Được biết, bà là người rất tâm huyết với việc phục dựng các công trình văn hóa cổ. Bà có thể cho biết, ý tưởng này xuất phát từ đâu?

Tôi thấy rất vui khi vì đã làm được một việc có ý nghĩa, giữ lại những giá trị văn hóa tinh thần cho thế hệ mai sau.

Thật ra, ý tưởng này xuất hiện từ khá lâu. Khi Cty thành lập một thời gian, tôi thường đi nước ngoài để khảo sát và nghiên cứu thị trường. Trong những chuyến đi ấy, tôi được đến tham quan các công trình văn hóa cổ tại Pháp, Đức, Anh… được tận mắt thấy họ trùng tu các công trình văn hóa lâu đời mà vẫn giữ được diện mạo cổ kính nguyên bản từ hàng nghìn năm trước. Tôi rất thán phục và mơ ước rằng, một ngày nào đó, A&P sẽ là đơn vị đầu tiên đầu tư một nhà máy sản xuất những vật liệu xây dựng cao cấp như thế tại VN, để thay thế hàng nhập khẩu. Vừa nâng cao chất lượng xây dựng trong nước, vừa góp phần tôn tạo, trùng tu các công trình văn hóa cổ…

- Nhưng thực tế có nhiều công trình phục dựng xong đã biến dạng, khó nhận ra giá trị ban đầu. Theo bà, làm thế nào để có thể giữ được diện mạo của các công trình phục dựng?

Phục dựng các công trình văn hóa cổ cần phải có sự phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đơn vị. Ngoài việc, phải tôn trọng hình dáng kiến trúc cổ của công trình, việc trùng tu rất cần các vật liệu có đặc tính và màu sắc giống vật liệu cũ nhưng độ bền phải cao hơn nhiều. Ngoài ra, những người tham gia việc đó, ngoài sự hiểu biết về văn hóa, quan trọng hơn là phải có cái tâm, nhiệt tâm… Về cá nhân tôi, do hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, nên tôi rất mong muốn được đóng góp bằng cách cử chuyên gia tới hiện trường khảo sát, lấy mẫu nghiên cứu sản xuất và cung cấp cho dự án các loại vữa sửa chữa, xây, trát và hoàn thiện cao cấp, có màu sắc mang đậm “dấu ấn thời gian” như mong muốn và đặc biệt rất dễ sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi còn có các loại keo dán gạch đá ốp, lát và keo miết mạch với những tính năng rất phù hợp cho việc phục dựng này. Điều này các công trình trùng tu nhìn xa thì y như cũ nhưng khi chạm tay lên thì mới biết là mới. Tất cả những sản phẩm này đều được bảo hành trong thời gian dài nên có thể giúp cho tuổi thọ của công trình trùng tu tăng đáng kể.

- Rất kì công, và dường như bà đã làm rất tốt. Vậy trong tương lai, bà có dự định gì về công việc này nói riêng và cho công việc kinh doanh của mình nói chung ?

A&P Group vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm mới với nhiều tiện ích hơn để phục vụ công việc xây dựng ở VN nói chung, trong đó có một phần dành cho việc phục dựng các công trình văn hóa cổ. Còn về lâu dài, A&P quyết tâm trở thành một trong những Tập đoàn nằm trong “TOP 100 Tập đoàn vật liệu xây dựng VN” và là một DN thu hút nhất trong lĩnh vực của mình.

- Xin cảm ơn bà!

Minh Dương thực hiện

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.518.952
Tổng truy cập: