VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Gốm Ngoạn
(Ngày đăng: 15/10/2012   Lượt xem: 484)

Năm 2004 tại Hà Nội, họa sĩ Lê Duy Ngoạn đã công bố các tác phẩm tranh gốm, tượng gốm, gốm trang trí nghệ thuật trong một triển lãm nghệ thuật cá nhân, được giới mỹ thuật thủ đô đánh giá cao. Nghiêm túc, bề thế và hấp dẫn về nghệ thuật, những yếu tố đó đã góp phần khẳng định một tên tuổi làng gốm, hơn thế một thương hiệu gốm Ngoạn - gốm không men.

3866703037.jpg

Dấu tích-gốm men mầu.

 Tốt nghiệp Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, gần như cả đời gắn bó với vùng gốm Hương Canh nổi tiếng đã đi vào lịch sử, thơ ca. Nơi đây như một "miền đất hứa" chắp cánh cho ước mơ nghệ thuật gốm và định hình, định vị một phong cách nghệ thuật gốm Lê Duy Ngoạn. Sống hết mình với vùng gốm Hương Canh, Lê Duy Ngoạn ước mơ nâng cấp gốm dân dụng trở thành gốm nghệ thuật: Tượng gốm, tranh gốm và nghệ thuật hóa gốm dân dụng tạo nên những biến đổi lớn về chất cho nghệ thuật gốm. Gốm nghệ thuật, trong đó có gốm Ngoạn cũng không thể thoát khỏi cội nguồn "lửa cha", "đất mẹ". Còn đòi hỏi cao, biết vận dụng ngôn ngữ đặc thù - tổng hợp của ngôn ngữ điêu khắc, hội họa, trang trí như cách chiếm lĩnh khối ba chiều của điêu khắc, cách chiếm lĩnh không gian ba chiều trên một mặt phẳng của hội họa, cách chiếm lĩnh không gian hai chiều của trang trí, đồng thời còn phải biết làm chủ ngôn ngữ, chất liệu, kỹ thuật. Chúng tuy chỉ là phương tiện song không am hiểu tinh tường ngôn ngữ chất liệu, không tinh thông kỹ thuật khó tạo hình gốm đa chiều đa dạng và đẹp như các tác phẩm: Tượng con rồng, Ðiệp khúc chăn trâu, Ðèn vườn, Cóc lên trời, Con kiến củ khoai, Bình vôi... Ðó là các tác phẩm gốm không men.

thieunu.JPG

Thiếu nữ vùng cao-gốm men mầu.

Riêng tượng gốm của Ngoạn là gốm nghệ thuật không men nhưng nhiều sắc. Sắc chính là cái nhụy của mầu. Ông đã dày công nghiên cứu nhiều chất đất khác nhau, nhiều cung bậc về độ nung và một số hóa chất để tạo hình, tạo chất, diễn mầu. Có tác phẩm ông thiên về gốm sành, khi thiên về gam nóng, lúc nghiêng về gam lạnh, có tác phẩm ông tạo bằng cả ba chất: đất nung, sành, gốm... Tranh gốm của Ngoạn dùng mầu men vẽ trên nền đất nung, khả năng diễn hình, diễn mầu bằng mầu men khá tinh tế. Nhất là hiệu quả của ánh sáng không gian ba chiều của nghệ thuật hội họa. Hội đủ khả năng tạo không gian, tả chất, tả ánh sáng, ít mầu mà nhiều sắc.

Hình tượng nghệ thuật nói chung và hình tượng nhân vật nói riêng trong "Gốm Ngoạn" khiến người xem liên tưởng đến nghệ thuật chạm khắc đình làng, tượng chùa và nghệ thuật rối nước truyền thống của dân tộc. Ðó chính là cội nguồn của cảm hứng sáng tạo, làm cho các tác phẩm gốm của Lê Duy Ngoạn vừa dân tộc, vừa hiện đại và đã thật sự đi vào đời sống, hơn thế đi vào Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Song đóng góp lớn của Lê Duy Ngoạn là đưa chất liệu gốm trở thành một chất liệu của nghệ thuật điêu khắc, hội họa: Tượng gốm, tranh gốm.

Theo báo nhân dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.518.784
Tổng truy cập: