VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Độc đáo hát ống - hát ví Bắc Giang
(Ngày đăng: 15/10/2012   Lượt xem: 531)
Hát ống - hát ví là một hình thức sinh hoạt cộng đồng độc đáo ở thôn Hậu - xã Liên Chung - huyện Tân Yên - Bắc Giang. Lối hát giao duyên này tưởng chừng bị lãng quên từ lâu giờ đây đang ngân vang trở lại.

 

Độc đáo hát ống - hát ví  Bắc Giang
Ảnh: Dulichvietnam.com.vn

Quê hương Bắc Giang từ lâu đã được biết đến là cái nôi của những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Nơi đây ngày càng có nhiều thêm những di sản vật thể và phi vật thể được tìm hiểu để bảo tồn và phát huy. Hát ống - hát ví là một hình thức sinh hoạt cộng đồng độc đáo ở thôn Hậu - xã Liên Chung - huyện Tân Yên - Bắc Giang. Lối hát giao duyên này tưởng chừng bị lãng quên từ lâu giờ đây đang ngân vang trở lại. 

                       
Những câu hát gần gũi mà giản đơn dường như khiến cho bao vất vả, nhọc nhằn của người dân lao động dần tan biến. Đời sống sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân Liên Chung xưa gắn liền với hát ví - hát ống như một lẽ tự nhiên, không thể tách rời.
 
Hình thức diễn xướng dân gian này là một loại hình hát đối đáp, ví von, so sánh. Điểm độc đáo, khác biệt của hát ví - hát ống là nhịp điệu có thể thay đổi một cách linh hoạt với nội dung phong phú, có thể ngẫu hứng, sáng tác lời hát ngay trong lúc lao động, nghỉ ngơi.
 
Hát ống chính là hát ví nhưng đặc trưng của loại hình này là lối hát giao duyên, có thêm đôi ống tre ngà được nối với nhau bằng một sợi chỉ tơ để tạo một khoảng cách giữa nam và nữ theo quan niệm truyền thống “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Cấu tạo ống hát gồm có da ếch bịt ở một đầu, bên trong mỗi ống có cây kim đặt chính giữa để cố định dây.
 
Thông qua hát ống, các chàng trai cô gái có cơ hội trò chuyện tỏ bày tình cảm, tâm tình cùng nhau, thể hiện cả những điều mà bình thường khi gặp mặt nhau rất khó diễn tả. Và sợi chỉ tơ cùng đôi ống tre mộc mạc ấy đã se duyên kết lứa cho không biết bao đôi bạn trẻ thành vợ thành chồng.
 
Ông Nguyễn Vân Đài (72 tuổi) Thôn Hậu - Xã Liên Chung - Bắc Giang chia sẻ bắt đầu bằng một câu hát: “Rằng ai đi vội về đâu, dừng chân cho hỏi đôi câu đã nào”.
 
Ông phân tích: “Khi người nghe nhìn chung quanh không gian không còn ai thì biết là người đối đáp đang muốn hỏi mình. Cho nên dù vội đến đâu cũng phải dừng lại, như vậy hát ví rất có sức lôi cuốn người nghe, bắt người nghe phải vào cuộc”.
 
Sau một thời gian vắng bóng, giờ đây hát ống đang được khôi phục bởi những người cao niên trong làng say mê lối hát cổ này và muốn truyền lại cho thế hệ kế cận. Từ đầu tháng 4 năm nay, CLB hát ống hát ví của người dân thôn Hậu - xã Liên Chung đã được thành lập.
 
Ông Dương Minh Hiểu - Phó chủ tịch UBND xã, phụ trách văn hóa cho biết: “Chúng tôi sẽ thu thập những lời ca lời hát cổ và biên soạn những lời hát mới để đóng thành quyển thành tập, sau đó cho ban hành và đưa vào trường THCS để cho các em hoạt động ngoại khóa, tiếp cận với vốn văn hoá mang bản sắc dân tộc vùng miền này. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ cử những hạt nhân tiêu biểu trong CLB để giới thiệu lời ca hát ví - hát ống này tới các cháu học sinh”.
 

Khắp xóm làng Liên Chung giờ ngân vang những làn điệu hát ví hát ống. Đó không chỉ là những buổi sinh hoạt của các câu lạc bộ, hay hoạt động tập dượt cho các tiết mục văn nghệ, mà loại hình diễn xướng độc đáo này đang hồi sinh và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong chính cuộc sống của người dân nơi đây.

                                                                                                  Theo: VTV.vn Diệu Linh - Hồng Hạnh
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.518.806
Tổng truy cập: