VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Người cao tuổi “thổi lửa” cho làng nghề truyền thống hồi sinh
(Ngày đăng: 06/10/2012   Lượt xem: 579)
Làng nghề truyền thống có vị trí quan trọng trong lịch sử, trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các sản phẩm làng nghề hàm chứa tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.

Làng nghề nào cũng có quá trình biến đổi, phát triển và có những bước thăng trầm, có lúc tưởng chừng bị “khai tử”. Nghệ nhân, người sáng tạo ra sản phẩm làng nghề cũng dần vắng bóng. Số ít nghệ nhân cao tuổi còn lại, với bàn tay tài hoa, lòng yêu nghề đã, đang và sẽ “thổi lửa” cho làng nghề hồi sinh...

Có thể nói, những sản phẩm tinh hoa của các nghệ nhân làng nghề là di sản văn hóa của dân tộc. Hiện nay, các làng nghề truyền thống đang đứng trước thử thách lớn. Sản phẩm công nghệ, máy móc dần lấn át, thay thế hàng loạt sản phẩm thủ công. Ðể vượt qua thách thức đó, chỉ trông chờ vào tài năng của nghệ nhân. Sản phẩm làng nghề muốn tồn tại và phát triển trong xã hội hiện đại thì không chỉ bảo đảm chất lượng kĩ thuật, mà còn có giá trị thẩm mĩ cao, mang bản sắc văn hóa Việt Nam và tâm hồn, trí tuệ của nghệ nhân, khẳng định chỗ đứng của hàng thủ công.

Hàng trăm năm nay, Thanh Hóa nổi tiếng với nghề đúc đồng Trà Đông, Thiệu Trung, Thiệu Hóa. Cha ông ta với bàn tay tài hoa, khối óc sáng tạo đã biết chế tác trống đồng, biến nó thành biểu tượng, báu vật truyền đời, linh thiêng của người dân Lạc Việt... Thời gian trôi đi, nghề đúc đồng dần mai một, trong làng chỉ còn khoảng 20 gia đình làm nghề. Sau bao năm thất truyền, giờ đây các nghệ nhân cùng nhau nhào đất, lập khuôn, nổi lửa nấu đồng, phục dựng nghề xưa. Cụ Lê Minh Đức, 80 tuổi, nghệ nhân cao tuổi nhất trong làng trải lòng: “Chúng tôi phải có trách nhiệm giữ gìn làng nghề truyền thống. Hằng ngày, cha dạy con, ông dạy cháu. Để hoàn thành một chiếc trống rất mất thời gian, công sức. Khó nhất là đúc mặt trống liền thân, hoa văn sinh động, âm thanh phải trong trẻo, trầm hùng. Nghệ nhân đúc trống phải thổi hồn vào sản phẩm. Hợp kim quyết định tiếng trống, nên chất lượng đồng phải cao, không pha tạp... Nỗ lực của lớp nghệ nhân cao tuổi đã vực dậy làng nghề, khẳng định thương hiệu, sản phẩm trên thị trường. Ngoài những mặt hàng thờ cúng, trưng bày trong gia đình, chùa chiền, miếu mạo và làm quà cho khách du lịch, làng Trà Đông còn đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Gần đây, 50 chiếc trống đồng đã góp phần hồn thiêng sông núi xứ Thanh vào Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

NCT xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa truyền nghề cho lớp trẻ.  
                                                                                                                       
Không chỉ những sản phẩm thủ công như đúc đồng Trà Đông, rèn Tiến Lộc, chiếu Nga Sơn, gốm làng Vồm… mà hương vị đặc biệt của những món ăn dân dã, sản vật quê hương như nem chua, bánh tráng làng Chòm, chè lam Phú Quảng, bánh gai Tứ Trụ, rượu Chi Nê Cầu Lộc… tạo nên nét riêng khó lẫn của xứ Thanh. Làng Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tuy nghèo nhưng thảo thơm hương vị của thứ bánh gai mộc mạc. Theo các cụ cao niên, nghề làm bánh gai có cách đây khoảng 100 năm. Trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử, lớp lớp con cháu không ngừng tìm tòi, học hỏi và duy trì nghề đến ngày nay. Cụ Nguyễn Văn Định, nhiều năm làm bánh gai gia truyền cho biết: “Để làm ra chiếc bánh gai có vị đặc trưng riêng, các công đoạn thực hiện rất công phu, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kì”. Gắn bó với nghề từ nhỏ, nay đã ở tuổi gần đất xa trời nhưng cụ vẫn không thôi trăn trở để bánh gai quê nhà được góp mặt không chỉ ở thị trường trong nước. Trước đây, con cháu bỏ nghề vì cuộc sống mưu sinh, cụ và lớp người cao tuổi trong làng vẫn miệt mài bám trụ, giữ nghề. Cuộc sống người dân dần khấm khá, không còn phải bám làng, bám ruộng, nay người Tứ Trụ bám vào nghề truyền thống cha ông để lại để làm giàu cho gia đình, quê hương.

Dù máy móc hiện đại đến đâu cũng phải nhường bước trước đôi bàn tay tài hoa, óc thẩm mĩ và tâm hồn các nghệ nhân, thợ thủ công. Chính vì vậy, nhu cầu về sản phẩm thủ công tinh hoa có hồn cốt vẫn không ngừng tăng. Sự phát triển rộng rãi của làng nghề hôm nay, ngoài nỗ lực của chính quyền, còn có công không nhỏ của các lão nghệ nhân. Tuổi càng cao, ý chí quyết tâm của họ càng lớn, và đặc biệt, tâm huyết của họ với những gì cha ông để lại như ngọn lửa âm ỉ cháy, thôi thúc con cháu quay lại với giá trị truyền thống, góp phần làm nên giá trị văn hóa làng nghề Việt Nam.

Theo người cao tuổi

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.475.828
Tổng truy cập: