VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Nhà bảo tàng ở làng quê
(Ngày đăng: 02/10/2012   Lượt xem: 520)

(Chinhphu.vn) - Đó là một công trình kết hợp giữa trưng bày hiện vật và thư viện trong một quần thể với 5 ngôi nhà, thể hiện 5 phong cách khác nhau về cuộc sống làng quê Việt Nam. Một công trình độc đáo của người phụ nữ tên là Ngô Thị Khiếu ở huyện Giao Thủy, Nam Định.

Bà Khiếu trong ngôi nhà dành cho tầng lớp trung nông.

Ảnh: VGP/Sao Chi

Nhắc đến cô, một số người cho rằng cô là người…“khùng” bởi cô đang làm một công việc chẳng giống ai: xây dựng bảo tàng và thư viện của riêng mình và dùng nó phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, nâng cao trình độ cho bà con trong và ngoài xã, các du khách đến với Giao Thủy.

Ý tưởng độc đáo

Bà Ngô Thị Khiếu sinh ra và lớn lên ở xã Xuân Tân, Xuân Trường (Nam Định), sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội (1978), cô được phân công được về dạy cấp 2 tại xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy.

Bà kể, ý tưởng xây dựng một bảo tàng của mình xuất phát từ một thực tế diễn ra cách đây hơn chục năm, ở nhiều làng quê, bà con đem bán rất nhiều đồ vật như nồi đồng, mâm đồng, sanh đồng, đèn dầu bằng đồng, các khung nhà gỗ có tuổi thọ cả trăm năm với giá rất rẻ. Thấy bà con bán rẻ quá nên bà tiếc mà mua gom lại bằng tiền lương của hai vợ chồng.

Trong một dịp khác, một lần tham dự khai trương trường mầm non của thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, thấy trường còn thiếu thốn, gần như chỉ có mỗi cái “xác nhà”, không có nơi vui chơi, giải trí, đồ dùng học tập cho các cháu, nên khi về nhà, bà đã nêu ý tưởng xây dựng thư viện với gia đình. Sau khi được gia đình ủng hộ, bà bắt tay vào việc gom vốn vay mượn bạn bè, người thân mỗi người một chút và mạnh dạn lập đề án xây dựng bảo tàng kết hợp với thư viện. Rồi bà đặt vấn đề này lên lãnh đạo xã xin thầu khu đất bỏ hoang cạnh trường mầm non làm thư viện.

Mô tả về công trình của mình, bà cho biết: Quần thể khu bảo tàng kết hợp với thư viện này rộng 5.000m2, gồm có 5 ngôi nhà với 5 các bài trí khác nhau, thể hiện các giai đoạn phát triển của đất nước, làng quê Việt Nam.

Ngôi nhà thứ nhất tượng trưng cho nơi ở của tầng lớp nông dân nghèo. Đặc điểm chính của ngôi nhà này là tường được đắp đất (trát vách), nền bằng đất, mái lợp bằng rơm rạ. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, trồng hai cây cau, trong nhà còn được sắp đặt có một chiếc cối xay được làm bằng tre và gỗ, cối giã gạo, đôi quang gánh, thúng mẹt… là những đồ dùng cơ bản nhất của tầng lớp những người nông dân nghèo.

Ngôi nhà thứ hai như nơi ở của tầng lớp trung nông, được xây dựng bằng gạch với kết cấu kiên cố hơn một chút, ngôi nhà có thêm gian buồng, mái nhà được luồn gianh, lợp bổi. Trong ngôi nhà này sau khi đưa vào sử dụng còn là nơi trình diễn nghề dệt cói truyền thống của quê hương.

Ngôi nhà thứ ba được xây dựng  kiên cố, các khung cửa cánh cửa  được làm bằng gỗ lim và sến, mái nhà được lợp ngói nam, quái giang ngôi nhà. Trong nhà cũng có rất nhiều các hiện vật có giá trị tượng trưng như: giường, sập gụ, tủ chè... tượng trưng cho nơi ở của những người thuộc tầng lớp địa chủ.

Ngôi nhà thứ tư được thiết kế xây dựng theo kiểu gác tường, lợp ngói. Ngôi nhà thể hiện cho sự phát triển của xã hội có sự kết hợp cổ kim, quái giang. Nhiều chi tiết được trạm trổ tinh vi, thể hiện con mắt thẩm mỹ của người Á Đông.

Ngôi nhà thứ năm mang phong cách hiện đại, được xây dựng bằng bê tông cốt thép, thiết kế theo mô hình bảo tàng nhưng không cầu kỳ, khi sử dụng sẽ tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên để phản ánh các đồ vật trưng bày. Tòa nhà này được xem là điểm nhấn quan trọng nhất của khu bảo tàng, là nơi sẽ trưng bày các hiện vật sưu tầm được.

Toàn cảnh khu bảo tàng-thư viện của bà Khiếu. Ảnh: VGP/Sao Chi

Lưu giữ nét văn hóa nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

Ý tưởng đầu tư xây dựng một khu bảo tàng nhằm lưu giữ lại những nét văn hóa của người dân lao động nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ của bà Khiếu được lãnh đạo xã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng. Trong quá trình làm đề án, bà đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia về văn hóa, lịch sử. Giáo sư Vũ Khiêu đã đặt tên cho công trình này là “Khu văn hóa truyền thống”. 

Trong tổng thể khu văn hóa truyền thống này, cô Khiếu còn cho xây dựng một hầm chữ A phía sau tòa nhà phong cách hiện đại nhằm mô tả lại cảnh người dân tránh bom đạn thời chiến tranh, trong đó còn có các ngách để chứa loại rượu đặc sản của riêng làng Bỉnh Di.

Nhiều năm qua, bà Khiếu cùng gia đình và bạn bè khắp nơi đã sưu tầm được khoảng 1.000 hiện vật, gồm mâm đồng, nồi đồng, đèn dầu bằng đồng hơn 100 năm tuổi. Ngoài ra còn có hàng trăm nông cụ sản xuất của nông dân như cày, bừa, cuốc, thuổng, cối xay thóc, cối giã gạo…

Về thư viện, hiện tại bà đã có hơn 1.000 đầu sách, trong đó có các tạp chí nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phong tục tập quán, y học, văn hóa ẩm thực … phục vụ bạn đọc và khách tham quan.

Ngoài việc tham quan 5 ngôi nhà, khách đến nơi đây còn được làm những người nông dân thực thụ (nếu muốn). Bất cứ ai cũng có thể tát nước, mò cua bắt ốc, cất vó tép… Đặc biệt là có thể tự vào bếp nấu những món ăn theo ý thích từ những sản phẩm đồng quê mình vừa thu hái được.

Ông Phạm Đức Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Thịnh cho biết, lãnh đạo xã nhận thấy đây là một công trình thiết thực với địa phương, phù hợp với sự phát triển của thôn quê. Mặt khác, từ thị trấn Quất Lâm đến khu văn hóa truyền thống này chỉ có 7 km nên hy vọng sẽ là cú hích mang lại nhiều giá trị cho quê hương.

Sao Ch

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.494.968
Tổng truy cập: