VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Truyền thống và huyền thoại
(Ngày đăng: 27/09/2012   Lượt xem: 526)

Như một nét văn hóa đặc trưng của đất và người Hải Dương, cứ mỗi độ thu sang, lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc lại diễn ra trong niềm hân hoan …

Con-Son-truoc-mua-le-Hoi-94fea.jpg

Côn Sơn trước mùa lễ hội

Đặc trưng văn hóa

Nếu như người Hải Phòng tự hào với “Lễ hội chọi trâu”, người Bắc Ninh tự hào về “Lễ hội Quan họ Bắc Ninh”…, thì người dân Hải Dương cũng tự hào với lễ hội Côn Sơn- Kiếp Bạc vì nó in đậm dấu ấn văn hóa của riêng mình.

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay khác biệt so với mọi năm khi Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được Chính phủ trao bằng công nhận Khu di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Bên cạnh đó là các hoạt động đầy ý nghĩa như: tưởng niệm 712 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn; 570 năm ngày mất của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; tôn vinh công lao to lớn của các anh hùng dân tộc, danh nhân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước; duy trì các hoạt động lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được phục dựng theo Đề án nâng cấp lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc giai đoạn 2006 – 2010.

Tại lễ hội có nhiều nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian nổi tiếng như: Lễ rước cỗ tiến Thánh, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ cầu an và hội hoa đăng, tục hầu Thánh, Lễ ban ấn của Đức Thánh Trần, các trò chơi dân gian...

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là 1 trong 23 di tích quốc gia quan trọng của Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này đã viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc với những chiến công lẫy lừng của quân và dân nhà Trần trong 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông vào thế kỷ thứ XIII và cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Quần thể Côn Sơn- Kiếp Bạc nổi tiếng là vùng danh sơn huyền thoại với những thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính gắn liền với thân thế và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc như: Trần Nguyên Đán, Huyền Trang, Pháp Loa…Điểm nhấn lớn nhất của quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi và đền Kiếp Bạc.

Chùa Côn Sơn tên chữ là “Thiên Tư Phúc Tự”, nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền, tại đây đã diễn ra trận hỏa công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X.

Đền thờ Nguyễn Trãi là một trong những công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Ngôi đền chính tựa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân, là tả Thanh Long và hữu Bạch Hổ, phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng, xa là dãy núi An Lạc tạo nên thế núi lớp lớp điệp trùng…Đền thờ Nguyễn Trãi được xây dựng gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái - thân mẫu của Nguyễn Trãi.

Kiếp Bạc nằm bên Lục Đầu Giang, một vùng thung lũng trù phú, xung quanh có núi Trán Rồng bao bọc tạo thành. Nơi đây có vị trí đắc địa về phong thủy, hình thế hiểm yếu về quân sự nên đã được Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo chọn làm đại bản doanh, là trung tâm chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Đất nước thanh bình, Trần Hưng Đạo đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho tới cuối đời. Với công lao vô cùng to lớn đối với đất nước, Ngài đã được Triều đình nhà Trần cho lập đền thờ ngay khi còn sống, gọi là Sinh Từ. Nhân dân Đại Việt tôn Ngài là Đức Thánh Trần, xây đền Kiếp Bạc để tưởng nhớ công lao to lớn của Ngài đối với dân tộc. Đền được xây dựng ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc, trên nền dinh cư cũ của Ngài. Đền tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông lục đầu. Đền Kiếp Bạc cùng với hai ngôi đền trên núi Bắc Đẩu và Nam Tào được ví như một “cõi thiên bồng giữa hạ giới”. Ngày giỗ Đại Vương hàng năm trở thành ngày hội chính của đền Kiếp Bạc. Đây đã trở thành một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, được gìn giữ hơn 7 thế kỉ nay.

Sẵn sàng cho một lễ hội truyền thống

Trao đổi với PV tại buổi họp báo công bố nội dung, chương trình Lễ đón bằng công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2012, bà Đặng Thị Bích Liên- PCT UBND tỉnh Hải Dương, Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội bày tỏ: “Trước đây, khâu tổ chức Lễ hội gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nhưng trước mùa lễ hội năm nay, UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ đạo trùng tu di tích để Côn Sơn - Kiếp Bạc xứng đáng là một di tích cấp quốc gia”.

Cũng theo bà, địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa lễ hội. Lễ hội đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy chính quyền và nhân dân, sự ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần của các DN, các nhà hảo tâm đóng trên địa bàn tỉnh. Lễ hội truyền thống Côn Sơn- Kiếp Bạc nămnay hứa hẹn sẽ đem lại nhiều điều thú vị cho du khách - nét tinh hoa văn hóa Việt được cô đọng trong sắc màu truyền thống.

Theo báo hải dương

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.500.652
Tổng truy cập: