VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Vẫn còn nhiều khó khăn
(Ngày đăng: 27/09/2012   Lượt xem: 480)

Sáng 26.9, những người làm công tác bảo tồn- bảo tàng TPHCM đã tổ chức một cuộc trao đổi khá thú vị về chuyện quản lý di sản trên địa bàn TPHCM. Với khối bảo tàng trực thuộc quản lý của Sở VHTTDL (7 bảo tàng), về cơ bản, cho đến lúc này chưa phát sinh ra vấn đề “gay cấn”. Cả 7 bảo tàng đều đã, đang thực hiện các dự án liên quan đến hiện đại hóa trưng bày, sửa chữa, nâng cấp...

Vẫn còn nhiều khó khăn

Chùa Phụng Sơn được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1988.

Trước thông tin bảo tàng ít hấp dẫn người xem, bà Vũ Thị Kim Anh - Phó GĐ Sở VHTTDL - dẫn ngay ra con số lượt người xem đến các bảo tàng trong vòng 9 tháng đầu năm 2012 (khoảng 1 triệu) và khẳng định, con số này hoàn toàn chính xác, được tính trên cơ sở số vé bán ra, danh sách khách tham quan các tổ chức du lịch đưa đến các bảo tàng...

Riêng trong lĩnh vực bảo tồn di tích,“cơn đau đầu mãi không dứt” vẫn là chuyện một số di tích xuống cấp nặng nề, bị người dân xâm hại, hay “lình sình” mãi mà chưa giải quyết được, điển hình như chùa Giác Viên, đình Thông Tây Hội, chùa Gò (chùa Phụng Sơn), nhà cụ Vương Hồng Sển... Với nguồn ngân sách thành phố, Sở VHTTDL đã lên kế hoạch đầu tư, tôn tạo 9 công trình (trên tổng số 143 công trình, địa điểm đã được xếp hạng di tích), tạm gọi là “tiêu biểu, bức thiết” nhất, trong đó có nhà cụ Vương, đình An Phú, chùa Gò, di tích giồng Cá Vồ (Cần Giờ), căn cứ Rừng Sác... Tuy nhiên, việc tu bổ gặp nhiều khó khăn bởi nhiều nguyên nhân, ví dụ, với nhà cụ Vương - do con cháu của cụ vẫn tiếp tục khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế, ở di tích chùa Phụng Sơn thì vướng chuyện tái định cư cho hơn trăm hộ dân. Về mặt kỹ thuật, các đơn vị đáp ứng các quy định về thiết kế, thi công, giám sát tu bổ công trình rất hạn chế; bên cạnh đó là sự chồng chéo trong hoạt động tu bổ di tích...

Hiện trạng xuống cấp, tình trạng bị xâm hại của các di tích đã quá rõ ràng, dư luận, báo chí phản ánh quá nhiều thời gian qua. Những khó khăn cả khách quan và chủ quan trong vấn đề bảo tồn, tôn tạo, tu bổ di tích, về cơ bản, đều đã được xác định - “quả bóng trách nhiệm” thuộc về ai. Tuy nhiên, công việc vẫn trong tình trạng bị “nghẽn mạch”. Và như vậy là biết rõ cả rồi, nhưng vẫn phải đặt câu hỏi “Vì sao?”.

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.494.184
Tổng truy cập: