VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Nón làng Chuông trước nguy cơ thất truyền
(Ngày đăng: 26/09/2012   Lượt xem: 756)

"Nhiều gia đình giờ đây chỉ coi làm nón là nghề phụ, thi thoảng tranh thủ kiếm thêm. Thợ lành nghề làm cật lực một ngày cũng chỉ được 1, 2 chiếc nón. Trừ chi phí nguyên liệu thì cũng chỉ được 20.000 đến 50.000 đồng/ngày", một người dân ở làng Chuông cho biết.

Nón làng Chuông của xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội luôn được nhắc đến như sản phẩm nổi tiếng một thời của xứ Đoài. Nét đẹp, bền, cứng cáp, tỉ mỉ trong từng chi tiết đã khiến nón làng Chuông vượt trội so với các địa phương và được chọn làm vật phẩm tiến cống cho vua chúa ngày xưa.

nguoiduatin-anh2.JPG

Thợ làm nón chỉ còn lại người những người già

Tuy nhiên, qua thời gian ấn tượng về sản phẩm truyền thống ấy ngày một phai nhạt dần. Tìm đến làng Chuông vào ngày phiên chợ chính của làng, chúng tôi không khỏi nao lòng trước cảnh thưa vắng của những quầy bán nón. Nhiều sạp hàng bày ra rồi cũng vội thu lại chỉ khi trời mới chớm sang trưa. Tiếp chuyện với một cô bán hàng khoảng 50 tuổi, tôi được cô cho biết, một vài năm trở lại đây số lượng nón làm ra ngày một giảm. Chủ nhân của những chiếc nón được bày bán tại đây chủ yếu là các cụ già và người trung tuổi.

Lý giải nguyên nhân vì sao nhiều người trong làng hờ hững với món nghề có bề dày hàng trăm năm và làm nên tên tuổi của làng, bà Tư - một người làm nón lâu năm cho biết: "Nhiều gia đình giờ đây chỉ coi làm nón là nghề phụ, thi thoảng tranh thủ kiếm thêm. Thợ lành nghề làm cật lực một ngày cũng chỉ được 1, 2 chiếc nón. Trừ chi phí nguyên liệu thì cũng chỉ được 20.000 đến 50.000 đồng/ngày. Gia đình tôi, chỉ có tôi với đứa cháu làm. Nón tôi làm trừ chi phí đi cũng chỉ được khoảng 7.000đồng/chiếc. Với mức tiền ấy mà chi tiêu trong điều kiện hiện nay hiện nay thì quá eo hẹp. Nhiều người đành bỏ làng, bỏ nghề đi tìm kế mưu sinh ở nơi khác".

Liên quan đến thị trường tiêu thụ mặt hàng này, theo tìm hiểu của chúng tôi, thị trường tiêu thụ mặt hàng này những năm gần đây tuy có giảm nhưng không hẳn là không có. Chị Tuyết Anh - người có thâm niên trong nghề buôn nón cho biết: "Thị trường tiêu thụ nón làng Chuông hiện nay vẫn rất tốt. Tuy số lượng không còn như trước nhưng vẫn có những mối đặt hàng ổn định. Tôi thường mua nón với mức giá từ 7.000 đồng - 50.000đồng/chiếc rồi mang phân phối về các tỉnh như Thái Nguyên, Hoà Bình để bán. Không những thế nón Chuông còn đuợc xuất khẩu đi quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhu cầu vẫn có song nguồn cung lại thường khan hiếm".    

Cần gấp một giải pháp cứu nghề

Ông Nguyễn Văn Nam, ủy viên Hội làng nghề xã Phương Trung chia sẻ ưu tư trước nguy cơ thất truyền nghề làm nón: "Hội và xã thường xuyên động viên người dân gìn giữ, phát triển nghề truyền thống của làng, song do gánh nặng cơm áo gạo tiền, nhiều lao động có tay nghề dù rất tâm huyết cũng phải lần lượt bỏ nghiệp đi làm ăn xa. Có lẽ phải có sự trợ giúp của một cuộc cách mạng công nghệ để đẩy nhanh tiến độ năng suất, giảm sức lao động của con người thì may ra mới có nguy cơ cứu vớt tình trạng này.

Theo người đưa tin

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.496.012
Tổng truy cập: