VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Trống Lâm Yên
(Ngày đăng: 25/09/2012   Lượt xem: 583)

Cho đến nay dòng họ Phan ở làng Lâm Yên, nay là thôn Ấp Nam, xã Đại Minh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), đã có bảy đời làm nghề trống.

t1.jpg

Sau khi hoàn thành một chiếc trống, người thợ phải đánh vài hồi trống để thẩm âm

Theo con cháu trong dòng họ này, cách đây hơn 200 năm, ông Phan Công Thiên từ Hải Dương theo đoàn người di dân vào khai phá miệt vườn ở Quảng Nam đã dừng chân tại Lâm Yên lập dòng họ và phát triển làng nghề làm trống trên mảnh đất này. Từ đó đến nay đời sau tiếp nối đời trước, con cháu dòng họ Phan đã mang tiếng trống đến với nhiều vùng trên cả nước, làm nên thương hiệu trống Lâm Yên.

Người dân xứ Quảng vẫn còn lưu truyền trong dân gian câu nói “Trống Lâm Yên, chiêng Phước Kiều” để chỉ sự nổi tiếng của làng làm trống bậc nhất miền Trung. Hiện có hơn 20 hộ gia đình trong dòng họ Phan đang giữ nghề của tổ tiên để lại.

Sở dĩ làng trống Lâm Yên sống được và trở thành thương hiệu từ xưa đến nay là nhờ vào chất lượng âm thanh và độ bền của trống. Ông Phan Văn Mười, chủ nhiệm Hợp tác xã làng nghề thủ công mỹ nghệ Lâm Yên, cho biết một cái trống được gọi là hoàn hảo phải đạt yêu cầu vừa tròn đẹp vừa có tiếng kêu hay.

Trống chầu (trống lớn nhất) phải lấy cho được tiếng “bầm”, còn các loại trống nhỏ phải lấy cho được tiếng “tang”. Và để làm được một chiếc trống như vậy đòi hỏi người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, tỉ mỉ từ khâu chọn lựa đến khâu bịt trống.

Mùa đắt khách của nghề trống là vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch. Hai tháng này có nhiều lễ cúng tế nên nhiều người đến đặt trống. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, trống Lâm Yên đã vươn ra các thị trường khác như Đà Nẵng, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh thành.

t2.jpg

Trải qua bảy đời làm trống với bao nhiêu thăng trầm, con cháu dòng họ Phan ở Lâm Yên vẫn sống được bằng nghề của tổ tiên. Hiện nay thợ làm trống của dòng họ Phan có thể chế tác 12 loại trống, trong đó nổi tiếng là trống chầu, trống lệnh, trống lân, trống chiên, trống chùa...

 

t3.jpg

Ông Nguyễn Ánh Chín (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vừa mua chiếc trống chầu dăm ghép Lâm Yên trị giá 1,2 triệu đồng để phục vụ trong các buổi lễ của dòng họ

 

t4.jpg

Do sự phát đạt của nghề này nên nhiều người ngoài dòng họ Phan đã xin vào học về mở xưởng, nâng tổng số hộ làm trống ở Lâm Yên lên gần 40 hộ. Trong ảnh là anh Ngô Tân, một thợ mộc mới chuyển sang làm trống, đang làm chiếc trống chầu dăm liền cỡ lớn

 

t5.jpg

Giậm đạp để căng da trống

 

t6.jpg

Đóng từng cọc tre vào khung trống để giữ cho mặt trống cố định, không bị bong tróc khi đánh

 

t7.jpg

Lớp lông trâu trên mặt trống được cạo để tạo mặt trống nhẵn và tiếng trống vang hơn

 

t8.jpg

Giờ đây khi những “cây cổ thụ” của dòng họ đã đến tuổi cổ lai hi, từng lớp trẻ của dòng họ Phan tiếp tục được ông cha truyền lại nghề làm trống của tổ tiên đã có từ lâu đời. Trong ảnh là ông Phan Văn Hai, 62 tuổi, người lớn tuổi nhất của dòng họ, dạy các cháu làm trống

Theo TTCT

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.518.307
Tổng truy cập: