VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Sự hưng thịnh của Phật giáo không nằm ở “chùa to-tượng lớn”
(Ngày đăng: 14/02/2019   Lượt xem: 313)
Ngôi chùa phải là nơi lưu giữ giá trị đạo đức, giá trị văn hóa. Nó phải mang được "hồn, cốt" dân tộc chứ không phải là sự nguy nga, đồ sộ.

Những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, không khí lễ hội lan tỏa từ thành thị đến nông thôn, trong đó hình ảnh ấn tượng nhất là cảnh người người chen chân nơi cửa Phật. Chùa càng to, tượng càng lớn thì lượng người đổ về càng đông. Nhìn những hình ảnh ấy, có người thấy mừng vì chùa chiền được mở mang xây dựng, giúp dân chúng tự do thực hành tín ngưỡng. Nhưng cũng có người lại cảm thấy buồn, thậm chí rất buồn vì họ không nhìn thấy sự phát triển lành mạnh, thực sự của Phật giáo.

su hung thinh cua phat giao khong nam o "chua to-tuong lon" hinh 1
Các khu du lịch tâm linh đều đông nghẹt người trong những ngày đầu xuân năm mới.

Sau khoảng 2000 năm du nhập vào Việt Nam, đạo Phật đã ăn sâu, bám rễ vào vào đời sống nhân dân, từ tư tưởng văn hóa đến chính trị xã hội. Cũng có lúc, đạo Phật trở thành quốc giáo của dân tộc nhưng ngay cả thời kỳ hưng thịnh nhất (thời Lý-Trần) thì dấu ấn của Phật giáo lại hiện diện chính ở tư tưởng và đạo đức. Tư tưởng thương yêu, vị tha, bác ái của đạo Phật trở thành nền tảng trị nước, an dân. Nhiều vị vua đã sống cuộc đời đạo hạnh, yêu nước, thương dân, trở thành tấm gương cho dân chúng noi theo. Chùa chiền không chỉ đơn thuần là nơi thờ tự, lễ hội mà còn là nơi học tập, trau dồi đạo đức, văn hóa của người dân. 

Thực tế đó cho thấy, đạo phật phát triển sẽ góp phần nuôi dưỡng đạo đức xã hội. Nhưng đáng tiếc, những năm gần đây, nhiều người tâm huyết đã cảnh báo “kinh tế đi lên” còn “đạo đức đi xuống”.  Hội nhập, mở cửa đã cuốn đi nhiều giá trị truyền thống, nhân văn. Sự chi phối của đồng tiền ẩn hiện trong mọi quan hệ xã hội, kể cả những nơi tôn nghiêm nhất. Mặt trái của cơ chế thị trường dù có được hạn chế thế nào vẫn để lại những hệ lụy xấu. Nhiều giá trị ảo có “điều kiện” sinh sôi, nảy nở như thói xu nịnh, khoe khoang, giả dối… Mối quan hệ giữa con người với con người trở nên mong manh.

Đạo Phật cũng như các tôn giáo khác đều có mẫu số chung là hướng thiện, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn.  Đạo Phật còn là đạo của trí tuệ chứ không phải là niềm tin mù quáng. Rất nhiều người Việt nằm lòng triết lý quen thuộc như “ở hiền, gặp lành”, “ác giả, ác báo”, “nhân nào quả ấy”… Triết lý đó tưởng là kinh nghiệm sống của cha ông nhưng thực ra, đó là triết lý nhân quả của đạo Phật. Chỉ có tu nhân, tích đức, lao động sáng tạo mới có được thành quả bền vững chứ không thể trông chờ vào sự may rủi hay những đấng siêu nhiên.

Những năm gần đây, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, chùa chiền được sửa sang, xây mới ở nhiều địa phương. Các cơ sở đào tạo, kinh sách cũng có điều kiện phát triển. Số lượng tín đồ theo đạo Phật ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc xây mới những cơ sở thờ tự dứt khoát không thể và không nên trở thành một phong trào. Nhiều người ngộ nhận về “quần thể văn hóa- du lịch tâm linh”. Họ không thể phân biệt được đâu là nơi thuần túy du lịch, đâu là nơi để thể hiện đức tin.

Nếu là chùa chiền thì công trình đó phải mang được "hồn, cốt" dân tộc chứ không phải là sự đồ sộ, nguy nga, xa lạ với kiến trúc truyền thống của người Việt. Mỗi công trình tâm linh được xây lên phải xuất phát từ ý nguyện của dân, chứ không thể là cơ sở kinh doanh trá hình, góp phần làm giàu cho một người hay một nhóm người nào đó. Vào chùa thắp hương, khấn phật để tâm hồn thư thái, an nhiên chứ không thể là nơi bán vé, thu tiền, là nơi để chen chân khấn vái, xin được giàu có, thăng quan tiến chức, thậm chí cầu xin cả cho đối thủ của mình lỡ bước, sa chân... Những thứ đó hoàn toàn đi ngược với giáo lý nhà phật là từ bi, hỉ sả, rũ bỏ "tham-sân-si". 

 

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông” 

Ngôi chùa phải là nơi lưu giữ giá trị đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống.  Bởi vậy, cũng có lý khi một số người cho rằng, sự hưng thịnh, xiển dương của Phật giáo chắc chắn không nằm ở "chùa to, tượng lớn"./.

                                                                                        Theo: vov.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.472.831
Tổng truy cập: