VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Thực - hư hoa Ưu đàm
(Ngày đăng: 23/09/2012   Lượt xem: 478)

GiadinhNet - Gần đây cư dân mạng đang đồn thổi về hoa Ưu đàm "nở rộ" ở một số tỉnh và một số nước theo Phật giáo.

Ưu đàm - loài hoa biểu tượng của nhà Phật.

Nhiều người "hồn nhiên tin" và không xét tới danh từ "Ưu đàm hoa" là chỉ cái gì?. Thuật ngữ này cũng được nhắc đến trong kinh Phật với quy trình 3.000 năm hoa mới nở một lần để báo hiệu có "đấng anh minh bản tôn Phật" nào đó sẽ ra đời- Đây được coi là hiện tượng, là tin vui nối tiếp trong việc phù độ và cứu giúp nhân loại.

Chỉ là "khát vọng dĩ ứng"

Hoa Ưu đàm được nhắc đến trong nhiều tập kinh Phật mang tính "ghi chép hoặc tiên tri nhà Phật" như: kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Tọa Bộ Thượng có thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Giác Chi và nhiều bộ kinh khác. Nhưng cái mốc của nó phải trải qua 3.000 năm mới nở một lần, và không phải ai cũng có thể được nhìn thấy! Hoặc nếu thấy thì chỉ có chư thiên (các thần linh trên trời) mới nhìn hoặc cảm nhận được sự quý báu của loài hoa này (?).

Điều hoa Ưu đàm "đã nở" ứng với Đức Phật Thích Ca khi ra đời thì trước và sau đó đã xảy ra hiện tượng hoa nở để chào đón, loan báo như hiện tượng đã nói ở trong Kinh, trích đoạn truyện cổ tích Phật giáo của Ấn Độ: "Hoàng hậu Ma da, trên đường về thăm quê ngoại, đến vườn Lộc Uyển thì bỗng trở dạ, sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca Mâu Ni), lúc đó tại vườn này và khắp nước Ca Tì La Vệ có loài hoa Ưu đàm nở rộ và tỏa ngát hương thơm khắp ba cõi cùng chào đón Thái tử...". Việc ấy theo Phật lịch đã diễn ra cách nay khoảng 2556 năm thì có nghĩa phải hơn 400 năm nữa mới đủ 3.000 năm cho nhân loại có cơ hội chứng kiến loài hoa này nở. Còn hình thức hoa ấy thế nào, nở được bao lâu thì chỉ được biết qua mô tả trong Kinh sách.

Chữ Hán (Ưu đàm hoa). Nếu giải mã theo từ điển văn tự Hán Nôm thì chữ Ưu = xuất sắc, thừa thãi, số nhiều. Chữ Đàm = mây chùm, đám mây. Hoặc chữ Đàm (?) khác = lan tới, ơn lây, sâu rộng. Hoặc chữ Đàm? khác nữa = to lớn, bàn bạc, trễ tràng, họ Đàm... Hoặc chữ Đàm hoa  = Cây hoa quỳnh, hoa cây sung... (nếu so sánh chữ Đàm trong ngôn ngữ Việt mở rộng).

Trong tiếng Phạn nói hoa Ưu đàm là Udumbara, Hán tự dịch là Ô- đàm, gọi đầy đủ là Ưu-dam- bát- la, Ô- đàm-bạt-la, Ô- đàm- bát-la, Uất-đàm, Ưu- đàm- bát hoa, gọi tắt là đàm hoa, dịch nghĩa là hoa Linh thụy (điềm lành linh thiêng), hoa Thụy ứng (hoa ứng hiện điềm lành), hoa Không khởi (cái không - bắt đầu - khởi sự)...

Theo từ điển Phật học Hán- Việt  thì cây Ưu đàm không thuộc loại hoa quả, cây mọc ở các nơi như núi Himalaya, cao nguyên Đê-can... (xứ sở đất Phật) thì thân cây cao hơn một trượng (1 trượng = 3,33 m) lá có hai loại: Một loại phẳng trơn, một loại thô nhám, cả hai đều dài khoảng 4,5 tấc (1 tấc = 3,33 cm), đều có lá nhọn đầu. Hoa thuộc loài lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa nên thường nhầm là loại cây không hoa. Hoa ấy xếp như búp ngón tay, thành chùm hơn chục đóa, ăn được nhưng vị không ngon.

Song ở Trung Quốc và Việt Nam thì nhiều người ví loài hoa này là hoa sung hay hoa cây quỳnh thì thật là "loạn" về định nghĩa. Có lẽ muốn hiểu sao cũng được, bảo rằng không có loài hoa ấy cũng chẳng ai "đánh thuế", các nhà khoa học thì lại càng không bận tâm về cái thứ không có, chưa thấy. Vì hoa là "câu chuyện trong Kinh sách Phật" nên để nó tồn tại trong "tưởng tượng" của khát vọng lành Thiện, định hướng tốt cho người yêu hoa thì... cũng hay, khi nó chỉ mang tính biểu tượng mà thôi.

Việc đồn thổi về hoa Ưu đàm trên mạng Internet cũng chỉ là "khát vọng dĩ ứng" của những người "cảm gì nói thế". Mặt khác trong quần chúng theo Phật giáo, nhiều người có khát vọng "khám phá" nhằm mục đích cho là mình "có duyên" được nhận biết hiện tượng cao quý này rồi đưa ra "khoe" với bàn dân, còn đúng- sai, nếu ai đó thích thì hãy vào cuộc!
 

Vô vàn biểu tượng, ước lệ phi phàm

Thiển nghĩ, hiện tượng Đức Phật xuất hiện cách đây 2.556 năm được kể trong Kinh sách thì luôn gắn bó với hoa sen "xuất hiện trên cạn" như biểu tượng "mỗi bước đi của Đức Phật là một đóa sen nở".

Ngay từ thời cổ, người ta đến chùa lễ Phật là để mong muốn học tập, noi gương đạo đức của Phật chứ không phải để ham hố cầu lợi tài lộc, sức khỏe và muôn điều may mắn đi kèm như không ít người hiện nay!

Xung quanh Phật, trong kinh Phật có vô vàn hiện tượng mang tính biểu tượng, ước lệ phi phàm về cuộc sống. Và ngày hôm nay là biểu tượng nhỏ nhoi về hoa Ưu đàm đang "bật dậy", tạo ra một phong trào để người lành thì ước đoán "bát ngát", người có tâm không tốt thì toan tính lợi dụng để trục lợi tài lộc.

Nên chăng từ các sự đồn thổi này ta hãy nói về đạo đức con người là thứ không bao giờ nói đủ, nói hết về hiện tượng tôn giáo với thực tế cuộc sống, cho nên Liên Hợp Quốc và UNESCO mới đưa ra tiêu chí "Thập kỷ Giáo dục và Phát triển Bền vững" (2005 - 2015) và coi năm nay là năm con người hướng tới "Đạo đức toàn cầu", âu cũng là một cách định hướng biến đổi nhận thức, mỗi quốc gia phải xem lại nền văn hóa của mình khi mà "các phong trào dị tín" tăng lên, trong đó có hình ảnh hoa Ưu đàm đang bị lợi dụng...

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012

Trước thông tin "hoa Ưu đàm" nở rộ, nhiều ý kiến cho rằng đó là sự lầm lẫn giữa trứng của một loại côn trùng có tên green lacewing (Chrysopa) với hoa Ưu đàm. Khi đẻ trứng, con cái tiết ra một chất keo dính và nâng bụng của nó lên để tạo thành một cuống mỏng. Các trứng màu trắng được đẻ vào những cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loại hoa được cho là hoa Ưu đàm cũng có kích thước tương tự như trứng green lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng.

Tuy nhiên, thông tin này đã không thuyết phục được nhiều nhà khoa học. Giáo sư Khuất Đăng Long, Tổng Biên tập Tạp chí Sinh học - một chuyên gia về côn trùng học, cho biết: "Nếu các vật thể xuất hiện trên các chất liệu như nhôm, gỗ... thì không thể là trứng côn trùng. Vì côn trùng chỉ thường đẻ trứng lên các vật chất hữu cơ (như cây, lá...). Tôi nghĩ đây là một loại nấm nào đó".

Trịnh Yên
(Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam)
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.498.454
Tổng truy cập: