VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Kỳ ảo khèn Mông
(Ngày đăng: 19/09/2012   Lượt xem: 926)

Những động tác mạnh mẽ, uyển chuyển đầy tinh thần thượng võ của các chàng trai Mông, được thể hiện vô cùng tinh tế trong điệu khèn, mang đến cho người nghe một cảm giác kỳ lạ và huyền ảo như thể đang thưởng thức một vũ điệu của ngàn xanh.

Chỉ nam giới mới thổi được khèn

Do tính chất mạnh mẽ đòi hỏi sự dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật cao, nên chỉ có nam giới tham gia. Điệu múa độc đáo này thường được tổ chức trong các cuộc vui, các lễ hội như: hội sài sán, hội gầu tào, những phiên chợ xuân…

Các nhà nghiên cứu đã thống kê có tới hơn 30 động tác trong điệu dân vũ này như: đi thường, nhảy đưa chân, nhảy lướt, quay đổi chỗ, bước lượn, vờn khèn, đá gót, ngồi quay, chọi gà, nhảy ngang đạp chân, bước trườn, bước lượn, ngoáy chân, đánh chân tại chỗ, quay di động, quay nhích gót, lăn khèn… trong đó mô-típ chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoáy ốc.

mua_khen.jpg

Tiếng khèn giữa mùa xuân. (Ảnh minh họa)

Cuộc sống lao động, chiến đấu chống kẻ thù hai chân và bốn chân, khát vọng yêu đương… được thể hiện tinh tế trong những vũ điệu đẹp mắt, tài hoa, dũng mãnh và trữ tình.  Có những điệu múa vô cùng khó như điệu lăn khèn vì người múa khèn phải vừa ôm khèn vừa lăn mình trên đất, tiếng khèn vẫn không bị đứt quãng, có lúc người múa khèn còn chồng cây chuối dựng đứng thân mình mà dòng suối âm thanh vẫn dạt dào tuôn chảy, điệu múa  đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, hoành tráng đầy chất trữ tình.

Điều thú vị và rất khó là trong khi thể hiện các điệu múa dù khó đến đâu thì tiếng khèn không  được để ngắt quãng hoặc lỗi nhịp.

Không chỉ là lời tỏ tình

Khèn Mông được chế tác bằng gỗ pơmu là hộp cộng hưởng cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau, có lưỡi gà bằng đồng tạo ra một hệ thống âm thanh trong sáng, tiếng khèn có thể cùng lúc phát ra nhiều âm thanh, nhiều bè, vang xa trầm hùng như tiếng của gió ngàn trong lá, của dòng nước đang reo vui êm ả trôi xuôi, thác đổ, chim kêu, vượn hót…

Khèn Mông thường được sử dụng trong hai trường hợp: đám tang để tỏ lòng xót thương, luyến tiếc người quá cố; trong vui chơi để thi thố tài nghệ, bộc lộ bản chất ý chí, nghị lực của con người trong sinh hoạt cộng đồng. Con trai từ 13 tuổi đã có cây Khèn trên vai mỗi khi lên nương, xuống chợ. Có thể nói khèn là nhạc cụ không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng của người Mông, trở thành biểu trưng của văn hóa Mông. Người Mông đời này kế tiếp đời khác đều dạy con trai vươn đến đỉnh cao của nghệ thuật thổi và múa khèn. Đã là con trai Mông thì điều đáng quý và trân trọng nhất đầu tiên là phải biết chơi khèn.

Các nhà nghiên cứu và du khách sau khi tìm hiểu đều vô cùng khâm phục, vì người Mông thích nghe tiếng khèn, thích thổi khèn và múa khèn bởi thông qua sinh hoạt văn hóa ấy, người ta thêm yêu lịch sử của dân tộc, tình mẫu tử, huynh đệ sắt son bền chặt và về lẽ sống làm người chứ không phải chỉ là lời tỏ tình như một số người vẫn lầm tưởng.

Là tiêu chí để thiếu nữ Mông chọn chồng                    

Với các chàng trai Mông, thổi khèn hay, múa khèn giỏi là một trong những tiêu chí để đáng giá tài năng đức độ và để các cô gái lựa chọn bạn tình. Tiếng khèn như sợi chỉ hồng xe duyên đôi lứa.

Tiếng khèn làm các cô gái bồi hồi say đắm, xòe ô bước trong vũ điệu tình yêu và đánh thức tiếng lòng của bất kỳ ai duyên may một lần thưởng thức.

Điệu múa khèn Mông đã được dàn dựng trên sác sân khấu chuyên nghiệp, được trình diễn trên nhiều san khấu trong và ngoài nước, được bạn bè quốc tế khâm phục và tán thưởng và dành được nhiều giải thưởng của trung ương và các địa phương.

Khèn Mông và điệu múa khèn độc đáo trở thành tài sản văn hóa vô giá không chỉ của riêng người Mông, mà còn là món quà tinh thần đặc sắc cho những ai duyên may một lần được thưởng thức.  

Theo đất việt

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.491.104
Tổng truy cập: