VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Làm sao để Tết Việt chẳng còn "nhạt" trong mắt giới trẻ nữa đây?
(Ngày đăng: 02/02/2018   Lượt xem: 809)
Rất nhiều những bạn trẻ bị kéo vào guồng quay hối hả của cuộc sống nơi đô thị nên dần thấy Tết nhạt đi, Tết không còn cái không khí chộn rộn, háo hức như những ngày còn bé nữa. Thế nhưng chỉ cần đi chậm lại, bỏ bớt công việc và dành thời gian làm những việc này, chúng ta sẽ thấy Tết đang về lại trong lòng chúng ta. 

Những năm gần đây người ta hay nghe các bạn trẻ nói với nhau sao chẳng thấy có không khí Tết  dẫu chỉ còn không ít ngày nữa là giao thừa. Tết vốn chẳng nhạt đi, chỉ là do cuộc sống bận rộn, công việc chiếm lấy thời gian của mỗi người nên chẳng ai còn kịp cảm nhận Tết. Có khi đến lúc được thảnh thơi thì Tết đã cận kề, chẳng còn kịp háo hức và mong chờ Tết như ngày còn bé nữa. Thật ra ít ai biết rằng khoảng thời gian vui nhất, chộn rộn và đầy không khí Tết nhất lại chính là những khâu chuẩn bị cho đến khi giao thừa. Những hoạt động đó không chỉ mang ý nghĩa kết nối những thành viên trong gia đình mà còn kéo Tết về lại trong lòng của mỗi chúng ta. 

Cùng gia đình quây quần gói và nấu bánh chưng, bánh tét

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Cuộc sống hiện đại, rất nhiều gia đình đã chẳng còn truyền thống gói bánh chưng, bánh tét. Hầu hết mọi người đều ra ngoài chọn mua để biếu hoặc để dùng trong Tết. Chính vì thế mà không khí Tết cũng mất dần đi ít nhiều. Những năm gần đây, trên những con phố đặc trưng của Sài Gòn cũng chẳng còn những cô bán lá chuối, lá dong và dây lạc để người ta mua về gói bánh như trước nữa. Thật ra ở thành phố vẫn có thể nấu bánh chưng, bánh Tét tại nhà nếu khéo léo. Những người trẻ như 9X đời cuối hay 10X vốn từ lâu đã chẳng biết đến cảm giác ngồi canh nồi bánh thú vị và vui như thế nào. Thế nên người trẻ mới không còn thấy Tết rõ rệt nữa. Hoạt động này chủ yếu vừa giúp mình có không khí Tết xưa mà còn học được cách gói bánh, nấu bánh và giữ cũng như phát huy được truyền thống này đến mãi về sau. 

Cùng ba mẹ đi chợ Tết, sắm sửa bánh mứt  

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Ngày còn bé chỉ khi Tết đến, con nít mới được cho bánh mứt các loại để ăn vặt. Sau này cuộc sống phát triển, con nít lại được ăn bánh kẹo thường xuyên và dễ dàng hơn. Còn người trẻ nay đã lớn lại thèm cái cảm giác nhìn thấy bánh mứt ngày xưa. Thật ra it nhiều những loại bánh mứt xưa đã không còn được bày bán nhiều nữa. Mọi người cũng thường mua sắm và bày biện những loại bánh kẹo thời nay hay bánh kẹo ngoại nhập. Thế nên những bạn trẻ muốn tìm lại không khí Tết giữa cuộc sống hiện đại này thì nhất định phải cùng ba mẹ ghé đến những chợ Tết cổ truyền mua sắm bánh mứt, lương khô cho Tết. Ở đó bạn sẽ được thấy lại đa dạng những loại bánh mứt ngày bé đã từng ăn, nhìn đến đâu lại thấy Tết trở về trong lòng đến đó. Tết xưa không mất đi, chỉ là chúng ta không tìm về mà thôi. 

Chở mẹ cùng đi chợ hoa, dạo đường hoa 

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Chợ hoa những ngày cận Tết khác rất nhiều so với đường hoa. Từ xưa ai cũng mặc định Xuân là mùa hoa tỏa sắc, thế nên Tết đến nhà nhà đều trưng hoa, trang hoàng nhà cửa với nhiều loại hoa khác nhau để khắp nhà đều bừng sáng, rạng rỡ sắc xuân. Những năm Tết đến hầu như các chợ hoa nổi tiếng đều đông đúc các cô, các dì đua nhau mua hoa đẹp về nhà. Thế nhưng lại chẳng mấy khi người ta thấy những người trẻ dạo quanh ở những chợ hoa thế này. Thực chất để cảm nhận có không khí Tết hay không chính là nhìn thấy những chợ hoa đã bắt đầu đông đúc và tràn ngập các loại hoa hay chưa. Chính cảm giác được lựa từng cành hoa, từng loại hoa để trưng chỗ này, chỗ kia trong nhà thú vị như thế nào thì trong lòng mới mong Tết đến bấy nhiêu. 

Cùng gia đình quây quần ăn bữa cơm giao thừa, tất niên 

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Vốn từ rất lâu, giới trẻ đều có xu hướng ăn tất niên cùng bạn bè, người yêu và đồng nghiệp ngay trước khoảnh khắc giao thừa mà quên mất rằng thời khắc đó ở bên cạnh gia đình mới chính là ý nghĩa của Tết. Chính vì thế mà dần dà bữa ăn trước khi giao thừa đến đã chẳng còn được giữ ở các gia đình Việt Nam nữa. Cảm giác không khí Tết tràn về không phải là khi ra đường thấy người ta trang hoàng phố xá theo hương sắc Tết, mà chính là không khí đoàn tụ gia đình, cùng nhau ăn bữa cơm tất niên, cùng nói về những thành công, thất bại của một năm qua, cùng nhau chia sẻ những chuyện vui buồn. Thế nên Tết sẽ tràn ngập trong lòng của mỗi người nếu chúng ta hiểu đúng ý nghĩa của bữa ăn tất niên cùng gia đình. 

Chuẩn bị trang hoàng nhà cửa đầy không khí Tết

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Rất nhiều bạn trẻ khá ngán chuyện dọn dẹp nhà cửa đón Tết bởi hầu hết mọi người đều cảm thấy thấm mệt khi làm rất nhiều việc nặng trong một ngày. Thế nhưng chỉ khi trang hoàng nhà cửa, con người ta mới thấy có không khí Tết về rồi. Việc dọn dẹp sẽ rất nhàm chán nếu chỉ làm sạch sẽ và tươi mới căn nhà. Thế nhưng sao bạn không nghĩ rằng chỉ cần thay một tấm mành cửa mới, thay màu đỏ cho những chiếc kệ tủ hay gắn thêm những câu đối, dây pháo,...sẽ thêm phần tươi vui và ngập tràn sắc xuân cho căn nhà. Chính không khí vui vẻ khi tất cả thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp sẽ vô tình thắt chặt tình cảm của mọi người. Và cũng chính cảm giác nhìn mọi thứ mới lạ, đẹp đẽ hơn sẽ khiến chúng ta thấy phấn khởi và mong chờ đến Tết. 

Dẹp bớt công việc và chuẩn bị quà cáp, thăm hỏi họ hàng 

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Dịp Tết là dịp con cháu tề tựu đông đủ để thăm hỏi ông bà, họ hàng, là dịp mà mọi người trong gia đình sum họp cùng nhau ăn uống, vui chơi cũng như chia sẻ những dự định trong năm mới. Vốn là một phong tục ngày Tết thế nên nó rất quan trọng đối với bất kì gia đình nào. Chính vì vậy mà cận Tết các phụ huynh lại tất bật chuẩn bị quà Tết cho họ hàng gần xa. Thế nhưng những người trẻ lại không có thói quen nhớ đến việc hay giúp đỡ hoặc cùng bố mẹ chuẩn bị những món quà chỉnh chu, hoàn hảo. Thậm chí cũng khá ít bạn trẻ hiểu được chính cảm giác tất bật chuẩn bị mọi thứ mới khiến mình mong chờ đến Tết nhiều hơn. Vậy tại sao chúng ta không bỏ bớt công việc, dành thời gian đưa bố mẹ đi chọn quà Tết tặng họ hàng đúng không? 

Cùng mẹ chuẩn bị dưa món, củ kiệu, dưa giá 

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Rất nhiều bạn trẻ nói với nhau rằng thấy củ kiệu, dưa món và dưa giá cùng xuất hiện ở tủ bếp là biết Tết đã về. Thế nhưng hầu hết các bạn trẻ chỉ biết nó là món ăn đặc trưng ngày Tết nhưng để mong chờ được ăn, mong chờ Tết đến hay cảm nhận rõ rệt không khí Tết cổ truyền thì lại không. Có thể bạn không thích ăn chúng hoặc đã rất ngán chúng nhưng thật ra niềm vui lại thường gói gọn trong những lúc cùng mẹ ngồi cắt từng củ kiệu, rồi phơi, rồi chất vào keo chờ ngày nó hoàn chỉnh. Những lúc như vậy bạn mới mong chờ đến Tết để được thưởng thức thành quả, mới thấy không khí Tết đã về ngay những lúc bạn chuẩn bị chúng rồi. 

Cùng ba mẹ cúng đưa ông táo, ông bà về ăn Tết 

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Cứ 23 tháng Chạp hằng nằm là mọi nhà lại chuẩn bị cúng đưa ông Táo về trời. Đây cũng là một trong những tập tục ngày Tết cổ truyền thế nên nó vô cùng quan trọng. Dù thế nhưng chẳng mấy khi các bạn trẻ lại để ý và chuẩn bị cũng như cúng đưa ông Táo. Phần lớn là do công việc bận rộn mà thôi. Thường thì các phụ huynh lại tất bật chuẩn bị và cúng kiếng tất cả. Thật ra những phong tục cổ truyền này mới chính là Tết, phải tham gia chuẩn bị rồi cùng nhau cúng kiếng mới thấy được Tết đã về rồi. Vậy thì hãy dành chút thời gian giúp ba mẹ chuẩn bị đưa ông Táo về trời và đây cũng là thời gian để bạn học lấy cách thực hiện phong tục cổ truyền này mà gìn giữ đến đời sau. 

Chuẩn bị mâm ngũ quả, cúng giao thừa, đi xông đất 

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều có xu hướng đón giao thừa, xem pháo hoa cùng bạn bè hay người yêu ở những con đường trung tâm của thành phố. Thế nhưng lại chẳng ai biết Tết không về trong lòng chúng ta khi những đóa pháo hoa được bắn lên rực rỡ trên bầu trời, mà Tết sẽ là cảm giác ấm cúng, hạnh phúc khi tự tay mình chuẩn bị mâm ngũ quả, chuẩn bị bàn cúng giao thừa tươm tất rồi cùng quây quần bên gia đình trải qua những giây phút giao thoa giữa năm cũ và năm mới đầy vui vẻ. Thậm chí đối với một số gia đình, trong thời khắc giao thừa họ còn đi chùa cầu may mắn đầu năm. Và một phong tục khác nữa của người Việt là xông đất đầu năm nên không ít những gia đình thường để con cháu xông đất ngay khi vừa bước qua 0 giờ. 

Đưa ba mẹ đi tảo mộ ông bà, tổ tiên 

Làm sao để Tết Việt chẳng còn nhạt trong mắt giới trẻ nữa đây?

Một trong những phong tục cổ truyền ngày Tết khác chính là tảo mộ. Từ xưa đến nay, vào dịp cận Tết là các gia đình Việt Nam lại đến viếng thăm ông bà, tổ tiên và cùng nhau dọn dẹp mồ mả cho ông bà, tổ tiên ăn Tết. Đây là dịp quan trọng nói lên tinh thần hướng về cội nguồn của người Việt Nam, nhắc chúng ta không quên quê cha đất tổ. Thế nhưng chẳng mấy khi các bạn trẻ cùng đi tảo mộ với ba mẹ để thừa hưởng những tục lệ cổ truyền này. Thực chất chỉ cần nghe thấy ai đó nói rằng đi tảo mộ là biết Tết đã cận kề, Tết đã về ngay trong lòng của mỗi chúng ta rồi. Chính vì ý nghĩa to lớn đó cũng như để cảm nhận được không khí Tết, các bạn trẻ hãy dành chút thời gian cùng đưa ba mẹ đi tảo mộ ông bà, tổ tiên. Vừa nhớ về cội nguồn, vừa hiểu được thế nào là tục lệ ngày Tết. 

Tết cổ truyền vốn là những thứ chân thật, không phải là những giá trị ảo màu mẻ. Cuộc sống phát triển, thời kì công nghệ hiện đại đã gần như chiếm lĩnh những giá trị thực của con người. Thế nên Tết xưa vốn không hề mất đi hay nhạt đi mà tự chính chúng ta đã quên lãng và chưa thật sự tìm về đúng với giá trị thật của nó mà thôi. Chính vì thế các bạn trẻ hãy bỏ điện thoại xuống, dẹp bớt đi những bận rộn mà một lần dành thời gian để cảm nhận Tết cổ truyền thật sự là như thế nào bằng những gợi ý trên. Chỉ có chúng ta mới có thể kéo Tết về trong lòng chúng ta.

                                                                                                  Theo: yan.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.468.632
Tổng truy cập: