VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Bảo tàng là quyền lực mềm, không phải sách giáo khoa
(Ngày đăng: 13/09/2012   Lượt xem: 919)

Nhân việc dư luận tuần này đang bàn nhiều về dự án xây Bảo tàng lịch sử quốc gia với kính phí dự kiến hơn 11.000 tỉ đồng, xin ghi ra đây hai chuyện liên quan tới bảo tàng xứ người và xứ mình,…

Image.aspx.jpg

Không gian trưng bày mới hiện đang được xây dựng tại Bảo tàng Dân tộc học VN ở Hà Nội. Ảnh: Huỳnh Ngọc Vân

Quyền lực mềm

Có mặt tại Bắc Kinh những ngày cuối tháng 8, chúng tôi không bỏ lỡ cơ hội tham quan Bảo tàng quốc gia Trung Hoa (NMC). Thường giá vé vào cổng NMC là 30NDT, nhưng năm 2012 này kỷ niệm 100 năm ngày thành lập cơ quan tiền thân của NMC là Bảo tàng lịch sử quốc gia, nên vào cửa miễn phí. Phải xếp hàng gần tiếng đồng hồ, khách tham quan mới “lọt” được vào bảo tàng. Hiện, tổng diện tích trưng bày của NMC là 200.000m2, giới thiệu thường xuyên những bộ sưu tập các thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc với hơn 1 triệu hiện vật, có những hiện vật không bảo tàng nào trên thế giới có được. Tháng 8 năm nay, bảo tàng mở một số triển lãm chuyên đề mới: “Con đường tới sự trẻ lại” - giới thiệu tranh, tượng chủ đề Cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông, “Tượng quý hiếm Châu Phi các thời kỳ”, “Các món sứ Trung Hoa từ bộ sưu tập của Bảo tàng Vương quốc Anh”, “Các món ngọc - bảo vật quốc gia Trung Hoa”. Điểm nhấn của mùa triển lãm hè - thu 2012 là triển lãm “Những tác phẩm nghệ thuật của các bậc thầy Italia thời Phục hưng”. Riêng gian này, khách phải mua vé giá 10NDT để vào xem. Triển lãm quả là cơ hội hiếm có để thưởng lãm một số kiệt tác (tất cả là bản gốc!) của các họa sĩ bậc thầy: Tượng của Michelangelo, tranh “Đầu phụ nữ” của Leonardo Da Vinci, “Vệ nữ”, “Đức mẹ và Chúa hài đồng” của Sandro Botticeli, “Thiên thần” của Raffaelo Sanzio da Urbino,...

NMC dành riêng một gian rất rộng giới thiệu cặn kẽ toàn bộ quá trình lịch sử hình thành, xây dựng, hợp nhất, tu sửa, làm mới của bảo tàng (với sự giúp đỡ của CHLB Đức). Trong bảng giới thiệu, sau khi đề cập tới chức năng của NMC là “giáo dục nghệ thuật và lịch sử Trung Quốc”, ông giám đốc NMC nhấn mạnh: “Bảo tàng NMC trở thành một vùng đất văn hóa quan trọng, biểu tượng cho việc tăng trưởng quyền lực mềm của Trung Quốc ra thế giới”. Có thể thấy, việc mở cửa rộng rãi NMC cho công chúng tham quan, tổ chức các triển lãm trong nước và các triển lãm hợp tác với nước ngoài, viết lời giới thiệu về các hiện vật bằng tiếng Anh, việc giới thiệu về NMC đã thể hiện phần nào chính sách “Trung Quốc cần gia tăng quyền lực mềm” (trong đó có đẩy mạnh ngoại giao văn hóa) của Chính phủ Trung Quốc những năm gần đây.

Không phải sách giáo khoa

Từ ngày 1 - 9.9, một đoàn giám đốc các bảo tàng, đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL TPHCM cùng GS Amareswar Galla - nguyên PCT Hội đồng Bảo tàng thế giới - đã thăm Bảo tàng Dân tộc học (BT DTH) VN ở Hà Nội, thăm khu trưng bày giới thiệu văn hóa các dân tộc Đông Nam Á hiện đang được BT DTH đầu tư xây thêm, dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Với con mắt của người làm nghề, bà Huỳnh Ngọc Vân - GĐ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - nhận xét: “Với kinh phí 100 tỉ đồng - mức đầu tư, theo chúng tôi là vừa phải - khu trưng bày mới của BT DTH được xây dựng hợp lý, về hình khối kiến trúc, về không gian xung quanh, không gian trưng bày. Tôi nghĩ rằng, bất cứ quốc gia nào cũng cần có một bảo tàng đáng mặt, xứng tầm quốc gia. Một đất nước với lịch sử có bề dày như nước ta, cần có một bảo tàng lịch sử cấp quốc gia. Tuy nhiên, việc xây dựng nhất thiết cần tính đến thời điểm, vị trí bảo tàng sao cho thuận tiện với khách tham quan. Cần nhất vẫn là phần nội dung sao cho đáng mặt một bảo tàng cấp quốc gia. Hiện nay, nếu nhìn từ góc độ dân trí, văn hóa tham quan bảo tàng chưa thành nếp ở người dân... chúng tôi thiết nghĩ, trước mắt cần nâng cấp hoạt động các bảo tàng địa phương, các bảo tàng ở các thành phố lớn nên chú trọng hình thức triển lãm lưu động, đưa bảo tàng đến gần với người dân, đặc biệt các vùng sâu, xa”.

Sáng 11.9, Ban VHXH - HĐND TPHCM đã làm việc với Sở VHTTDL, đại diện các bảo tàng trên địa bàn TPHCM về thiết chế văn hóa, đặc biệt là các vấn đề về bảo tàng. Ý kiến rất đáng lắng nghe của TS Lê Thị Minh Lý - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa và PGS - TS Nguyễn Văn Huy (nguyên Giám đốc BT DTH, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia) về việc xây dựng các bảo tàng mới và những bất cập từ thực tiễn đã được nêu lại. Theo TS Lý, TS Huy, “Gần đây, ở nước ta có một căn bệnh mới là cứ xây nhà trước, khánh thành trước, rồi vài năm sau mới chuẩn bị khánh thành trưng bày chính thức như ở một số bảo tàng (ở khoảng 11 địa phương - NV). Đây là cách làm không phù hợp, lãng phí. Bảo tàng là một thiết chế văn hóa khoa học và đặc thù, có tiêu chuẩn rõ ràng, khoa học, không phải tùy tiện làm thế nào cũng được, muốn bày gì cũng được... Bảo tàng không phải là một phòng tuyên truyền hay một cuốn sách giáo khoa... Để khắc phục những bất cập, quan trọng là nhận thức ra những sai lầm trong quan niệm chỉ đạo tổ chức xây dựng bảo tàng...”.

Theo báo lao động

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.474.820
Tổng truy cập: