VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Làng chiếu trứ danh phục vụ vua Nguyễn
(Ngày đăng: 04/09/2012   Lượt xem: 838)

Làng chiếu Cẩm Nê (Đà Nẵng) nổi tiếng làm ra những sản phẩm kỳ công, bền đẹp. Chiếu bền hơn các loại khác, mùa hè nắm thấy mát và phảng phất hương cói, mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm.

c1.jpg

Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía tây nam. Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu hoa Cẩm Nê từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn, nhiều nghệ nhân trong làng từng được ban sắc phong khen thưởng. Tuy nhiên đến nay chỉ còn ba hộ giữ nghề khiến làng mất đi tiếng nhịp nhàng của khung dệt.

 

 

c2.jpg

Bà Phan Thị Đào (85 tuổi), một trong ba hộ còn làm nghề chiếu ở làng Cẩm Nê cho biết công đoạn đầu tiên là giũ cói (được mua từ tỉnh Bình Định) cho sạch những cây nhỏ và mào bám. Sau đó, cói được phơi nắng cho khô cứng rồi nhúng nước cho mềm trước khi dệt.

c3.jpg

Khác với chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), người làng Cẩm Nê không se đay cho săn mà thường chỉ chắp đay thành sợi. Đay được buộc chặt vào khung dệt.

 

c4.jpg

Cói cũng được đun nhuộm màu trước khi dệt để tạo ra những chiếc chiếu hoa dày, mịn và ít phai màu hơn việc nhuộm chiếu sau khi đã dệt. Cùng với chiếu Nga Sơn, chiếu Cẩm Lê từng len lỏi đến khắp thị trường trong Nam ngoài Bắc.

 

c5.jpg

Mỗi khung dệt bắt buộc phải có hai người làm, một người ruôn cói vào và một người ngồi trên dùng go dệt chắc cói vào đay. Các nghệ nhân trong làng cho biết, nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) truyền vào miền Nam theo những di cư vào khoảng thế kỷ 15. Tuy nhiên đến thời nhà Nguyễn, chiếu Cẩm Nê mới thực sự được biết đến và nổi tiếng, giúp hàng trăm người trong làng gắn bó và sống tốt với nghề.

 

c6.jpg

Ông Lê Công (80 tuổi) ngồi cẩn thận ghim từng lá chiếu. Ông cho biết chiếu Cẩm Nê có đặc trưng dày, bền hơn các loại chiếu khác. Mùa hè nằm chiếu thấy mát và phảng phất hương cói, mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm.

 

c7.jpg

Công đoạn cuối cùng trước khi bán chiếu cho thương lái là phải dùng dao nhặt sạch những sợi cói, đay xù xì cho mặt chiếu mịn màng. Tuy mất nhiều công đoạn, hai người làm cật lực mỗi ngày cũng chỉ sản xuất được 2-3 lá chiếu, trừ hết chi phí, mỗi người cũng chỉ được 20.000-30.00 đồng tiền công.

 

c8.jpg

Và cái nghèo vẫn đeo bám những người quyết giữ nghề chiếu. Bà Đào gắn bó với nghề từ nhỏ nhưng đến nay vẫn ở ngôi nhà tranh. Người con trai không theo nổi nghề, đi làm nghề xây dựng và làm được căn nhà khang trang ngay bên cạnh.

 

c9.jpg

Ông Lê Công ngồi trầm ngâm bên những lá chiếu đã kỳ công hoàn thành mà chưa có thương lái đến mua. Chính quyền xã Hòa Tiến đã nhiều lần đề xuất huyện, thành phố hỗ trợ nhưng đến nay người dân vẫn phải bỏ tiền túi mua nguyên liệu và loay hoay tìm thị trường.

Theo vnexpress

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.490.913
Tổng truy cập: