VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Bí ẩn giếng chân thần và cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi chết đi sống lại
(Ngày đăng: 20/08/2012   Lượt xem: 626)

Không có lấy một dòng sử sách nào chép lại, không ai biết bất kỳ một chi tiết nào về sự bí ẩn của dấu chân khổng lồ, kỳ quái ấy.

Chỉ có những lời đồn thổi xuyên suốt hết đời này qua đời khác về một vị thần khổng lồ đã "đi dạo" qua đây. Khi đó, loài người vẫn còn chìm đắm trong những câu chuyện mông muội thẫm màu huyền thoại. Câu chuyện về cái giếng in dấu chân thần khổng lồ và sự hồi sinh kỳ lạ của cây si già hàng trăm năm tuổi ở Tốt Động (Chương Mỹ - Hà Nội).

Dấu vết về vị thần khổng lồ cùng những cái chết bất đắc kỳ tử

Giai thoại khó tin nổi mà những vị cao niên sống lâu năm nhất trên mảnh đất này kể lại như dẫn tôi lạc vào miền đất của những vị thần khổng lồ ngao du thiên hạ. Chuyện kể rằng, từ lâu lắm rồi, từ cái thời trái đất mới sơ khai thì đã có các vị thần ngự trị. Những vị thần khổng lồ ấy đầu chạm mây, bàn chân to hàng chục thước, đi đến đâu đất rung chuyển đến đó. Những nơi lầy lội bị giẫm nát biến thành ao hồ, sông biển. Và, một trong những bước chân ấy còn được in dấu nguyên vẹn ở thôn Yên Duyệt, xã Tốt Động (Chương Mỹ - Hà Nội).

Người trong thôn từ xưa đến nay, đời này nối tiếp đời kia ai cũng biết đến cái giếng chân thần ẩn chứa vô vàn những điều kỳ lạ. Cái giếng hình bàn chân phải có 5 ngón, dài hơn 6 mét, sâu hơn chục mét. Điều đặc biệt nhất là xung quanh giếng bán kính vài cây số xưa kia chỉ là ao hồ nhưng quanh thân giếng lại toàn là đá ong. Câu chuyện truyền miệng là những năm hạn hán kéo dài, mùa màng thất thu, xóm làng khô khát nhưng chỉ sau một đêm bỗng xuất hiện cái hố lớn có hình thù một bàn chân khổng lồ và đầy ắp nước. Khiến người dân vừa mừng rỡ vừa hoang mang tột độ.

Họ vô cùng ngạc nhiên dù dòng sông, con suối gần đó có cạn chểnh, tất cả những cái giếng khơi của người dân không còn một giọt nước thì "giếng chân thần" vẫn không vơi đi nửa phân. Không những thế, nguồn nước ở "giếng chân thần" bốn mùa giữ một màu trong vắt khi lấy nước ở đây đun sôi pha trà thì không một thứ nước nào ngon bằng.

Giếng có hình bàn chân 5 ngón khổng lồ

Những năm 1980 của thế kỷ trước liên tiếp xuất hiện những cái chết kỳ quặc liên quan đến "giếng chân thần". Ông Nguyễn Viết Lệch một cao niên trong thôn kể lại rằng, năm 1984 một thanh niên tên Năm đi chăn trâu về qua giếng bỗng nổi hứng cởi áo nhảy tùm xuống giếng để tắm. Bỗng ngay đêm hôm đó thì người thanh niên lên cơn co giật rồi chết một cách bất đắc kỳ tử.

Một sự việc khác, chỉ xảy ra cách cái chết của cậu thanh niên nọ vài ngày. Cô bé 10 tuổi, nhà cách giếng không xa một đêm bỗng choàng tỉnh giấc rồi ra miệng giếng ngồi khóc tu tu. Gia đình hỏi không nói, liên tiếp những ngày sau đó sự việc cứ diễn ra tương tự khiến gia đình hoang mang phải nhốt cô bé lại. Được một thời gian thấy mọi chuyện yên ả mới để cho cô bé ra ngoài nhưng đúng tối hôm được "thả tự do" thì người ta phát hiện cô bé chết không rõ nguyên nhân dưới giếng.

Chuyện cô gái tên Nguyễn Thị Bắc, đang tuổi mười tám đôi mươi xinh đẹp nhất làng nhưng bỗng dưng dở điên, dở dại không ai trong làng mà không biết. Điều lạ lùng là Bắc suốt ngày ra miệng giếng ngồi rồi nói lảm nhảm, không biết nói điều gì. Gia đình đi xem thầy thì thầy bói phán là một oan hồn dưới giếng đã ám vào cô gái xinh đẹp này. Họ tức tốc ra giếng làm lễ xua đuổi tà ma nhưng bệnh lại càng tái phát nặng hơn.

Mãi về sau, một thầy phù thủy không biết vô tình hay có tài thông tỏ âm dương được gia đình cô gái đón về tận nơi xem xét mới nói rằng, do cô gái đánh rơi chiếc dép xuống "giếng thần" nên mới bị như thế. Chỉ cần mò chiếc dép lên và sắm lễ tạ tội thì ắt khỏi bệnh. Lời phán xét rất hoang đường ấy không ngờ lại có hiệu quả thật khiến cho sự linh thiêng của cái giếng có hình bàn chân càng trở nên huyền bí. Và, suốt từ đó người ta quen gọi là giếng "bàn chân thần".

Cây si hồi sinh và cái giá phải trả cho sự phạm thượng?

Bao phủ mặt "giếng chân thần" là cây si cổ thụ tính đến có gần trăm năm tuổi. Nhưng theo một số người sống vắt qua 3 thế kỷ ở đây cho biết đó chỉ là cái mầm của cây si đã chết, còn cây cổ thụ trước đó nếu còn sống thì đến nay khoảng trên 400 năm tuổi rồi.

Cây cổ thụ xum xuê rễ, tán lá rậm rạp, thân loang nổ, hầm hố hằn lên những vết thương của thời gian đang đổ rạp, bò ngang trên nền đất. Những năm 1950, "cây si mẹ" bị bom đạn quật ngã trước sự đau xót của dân làng. Bao nhiêu thế hệ người sống ở đây, đến một cái cành nhỏ cũng không dám bẻ ngang, cành mục bị gió bão đánh ngã cũng không một ai "cả gan" đem về nhóm bếp. Lý giải cho sự khó hiểu này, ông Nguyễn Đình Cử-một người dân trong thôn suýt xoa: "Không ai dám đâu, đây là cây si rất thiêng. Ai dám bẻ cành, đem cành về đốt thì chắc chắn sẽ gặp chuyện chẳng lành, không chết thì cũng quặt quẹo bởi bệnh tật, ốm đau, gia đình tan nát".

Dẫn chứng cho lời nói của mình ông Cử kể, tối mùa hè năm 1998, một chiếc ô tô tải chở vật liệu ngang qua đường vô tình chạm vào một cành cây lớn rồi kéo gẫy. Người tài xế sợ bị dân làng bắt đền nên rú ga bỏ chạy. Đêm ấy, bầu trời đang trăng thanh gió mát bỗng dưng một giờ sau nổi giông gió ầm ầm, mưa như trút nước. Đến sáng hôm sau thì dân làng mới bàng hoàng khi nghe tin chiếc xe tải bị lao xuống mương nước, người tài xế đã tử vong khi chưa kịp đưa đến bệnh viện.

Bia được lập nhưng không biết ghi gì vì sợ sai bị thánh thần quở trách

Một câu chuyện hoang đường khác mà ông Cử kể lại cho tôi nghe là một đại gia đến ngỏ ý muốn mua cây si cổ thụ về trồng ở vườn nhà mình. Việc tưởng chừng đơn giản khi các bậc cao niên trong làng không đồng ý bán và vị đại gia tiếc nuối bỏ đi. Tuy nhiên, vài tháng sau người dân ngạc nhiên khi thấy 3 chiếc taxi nối đuôi nhau chạy vào làng. Vị đại gia ngày nào đến đề nghị được mua cây trong bộ dạng mất một cánh tay cùng thầy cúng đến xin lập đàn làm lễ. Vị đại gia này nói rằng, do "phạm thượng" cây thần nên bị quả báo dẫn đến suýt mất mạng, của cải trong nhà đều đội nón ra đi.

Năm 1960, sau nhiều năm bị bom đạn đánh bật gốc thì mầm cây si cổ thụ bỗng hồi sinh từ khu "đất chết" lớn nhanh như thổi. Điềm ấy khiến ai cũng bất ngờ và kinh hãi vì sự hồi sinh vô cùng kỳ lạ của cây si mấy trăm năm tuổi tưởng chừng vĩnh viễn không tồn tại ở trên đời. Và, càng tỏ ra kinh ngạc hơn khi cây si lớn lên lại có hình dáng y hệt như cây si cổ thụ đã bị bom đạn quật ngã.

Xuyên suốt hơn 60 năm nay, sự hồi sinh của cây si và những bí mật nằm dưới đáy "giếng chân thần" hàng ngàn năm tuổi vẫn là câu hỏi không có lời đáp. Những câu chuyện hoang đường, huyễn hoặc phủ dày lên lớp màu ma quái ám ảnh người dân Yên Duyệt từ đời này sang đời khác. Sự thật hay chỉ là những chi tiết trùng hợp ngẫu nhiên? "Giếng chân thần" và cây si cổ thụ linh thiêng có điều gì khiến người dân không một ai dám phạm thượng? Câu hỏi cứ nối dài theo thời gian.

                                                                                                  Biên Thùy ( Xahoi.com.vn)


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.498.645
Tổng truy cập: