VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Điện Biên: Phát huy giá trị làng nghề vùng dân tộc thiểu số
(Ngày đăng: 12/07/2012   Lượt xem: 628)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có những nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số (DTTS), như: Dệt thổ cẩm, đan lát, lấy mật ong rừng, chế biến rượu... được chia làm 3 loại chính: Cơ khí, dệt và gỗ. Trong những năm qua, nghề thủ công truyền thống vùng DTTS chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.


Sản phẩm bao gồm vật dụng, đồ dùng cho gia đình, công cụ sản xuất, các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn, mặc, văn hóa nghệ thuật, xây dựng các công trình văn hóa xã hội. Tuy nhiên, thời gian gần đây, hàng thủ công này đã có mặt ở nhiều thị trường trong và ngoài nước và được mọi người ưa chuộng. Song, về lâu dài để phát huy giá trị làng nghề vùng DTTS thì việc tìm "đầu ra" cho các sản phẩm làng nghề trở thành vấn đề cấp bách. Hàng thủ công truyền thống muốn tìm được đầu ra phải đặc biệt tinh xảo vừa độc đáo, bền chắc và đáp ứng nhu cầu của thị trường

 

Ông Nguyễn Văn Cộng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp, cho biết: Để làm được những sản phẩm thủ công đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, trước hết phải có đội ngũ thợ lành nghề, dày dặn kinh nghiệm. Đó là những người đang nắm giữ vốn nghề của cha ông từ đời này sang đời khác theo kiểu cha truyền con nối. Vì dễ thất truyền, việc khai thác và truyền dạy nghề từ lớp nghệ nhân này là hết sức quan trọng và cần có chính sách hỗ trợ thích đáng, tạo điều kiện về mọi mặt để họ truyền dạy nghề cho lớp trẻ. Tình hình mới đòi hỏi các làng nghề truyền thống không thể sản xuất nhỏ lẻ, manh mún mà cần sản xuất tập trung. Một mặt nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác phải tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, kết hợp ngành Du lịch để giới thiệu và bán sản phẩm.

 

Nghề thêu, dệt truyền thống trên địa bàn tỉnh sản xuất với nhiều mẫu mã, màu sắc và kiểu dệt khác nhau. Nhiều sản phẩm từ các bản có sự trao đổi hàng hoá với khách du lịch trong và ngoài nước góp phần giúp cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo. Xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên được nhiều người biết đến với mô hình dệt thổ cẩm. Với 14 triệu đồng được hỗ trợ ban đầu để mua khung dệt, mở lớp tập huấn và thuê các nghệ nhân truyền dạy, xã vận động các chị em tham gia mô hình dệt thổ cẩm. Đến nay, từ chỗ chỉ có 3 - 4 người tham gia, trong xã có hơn 100 chị em tham gia mô hình dệt. Tranh thủ thời gian nông nhàn, các chị dệt khoảng 400 tấm khăn, váy, áo các loại... Những sản phẩm này vừa làm đồ sinh hoạt gia đình vừa trao đổi, buôn bán với một số cửa hàng kinh doanh trên địa bàn huyện Điện Biên và khách du lịch. Nhờ vậy, mỗi tháng chị em cũng có nguồn thu nhập từ 1-3 triệu đồng.

 

Mô hình trên không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình. Không chỉ mô hình dệt ở Thanh Nưa phát triển mà còn nhiều mô hình khác như thêu thổ cẩm của đồng bào Mông ở thôn Tà Là Cáo, xã Sính Phình thuộc, Tủa Chùa; mây tre đan ở xã Nà Tấu, huyện Điện Biên đã và đang được khôi phục, duy trì.

 

Để phát huy giá trị làng nghề vùng DTTS cần gắn sản xuất, tiêu thụ với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá sản phẩm, gắn làng nghề với những địa danh, địa chỉ văn hóa du lịch. Về lâu dài, việc đầu tư cần dựa trên những đánh giá qua công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu các giá trị văn hoá của từng dân tộc. Trong đó, nghiên cứu hệ thống nghề và làng nghề truyền thống các dân tộc thiểu số, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phát huy và vận dụng nghề có hiệu quả./.

 Theo baomoi
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.495.547
Tổng truy cập: