VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Một tài sản vô giá của Việt Nam đang bị mai một
(Ngày đăng: 28/06/2012   Lượt xem: 1175)
Hôm qua, ngày 26/6, Bộ VH-TT-DL phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội và Hội đồng giao lưu văn hóa Ấn Độ tổ chức Hội thảo Khoa học quốc tế Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ.

Được xem là tài sản vô giá của nhân loại nhưng hiện nay văn hóa Chămpa đang bị mai một. Kiến trúc Chămpa cổ còn lại chủ yếu là đền tháp. Nếu tính cả hai khu kiến trúc lớn là khu di tích Mỹ Sơn và Đồng Dương thì suốt dải đất miền Trung từ Quảng Nam vào đến Bình Thuận có tất cả 19 khu tháp với 40 kiến trúc lớn nhỏ hiện còn và có niên đại từ thế kỷ IX - XVI. Hiện nay cụm tháp còn tương đối hoàn chỉnh là Tháp Chàm Pôklongrai ở Ninh Thuận.

Ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam, trăn trở: “Để khối tài sản vô giá - văn hóa Chămpa không bị mai một, chúng ta phải nhanh chóng tìm ra giải pháp tối ưu cho việc tu bổ các di tích kiến trúc Chămpa. Việc khảo sát thiết kế phải được thực hiện một cách nghiêm túc trên cơ sở đánh giá đúng hiện trạng di tích”.

Các công trình văn hóa Champa đang ngày bị mai một.

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, phân tích: Di sản nghệ thuật kiến trúc Chăm, nhìn sâu xa vào mức độ quý hiếm, mức độ mất mát, đòi hỏi ở các nhà bảo tồn và trùng tu, trên hết và trước hết, duy trì lâu dài, không bị mất mát thêm và không bị sai lệch. Để đạt được ba mục tiêu đó, cần xác định một chiến lược và những giải pháp tương thích. “Di sản văn hóa vật chất, cụ thể là các di tích kiến trúc Chăm, tuy đã được nghiên cứu hơn một trăm năm nay, song để đáp ứng các yêu cầu của trùng tu nói chung và trùng tu từng di tích, thì quả là chưa đạt mức độ thỏa đáng”, ông Kính nói và cho biết thêm, để đảm bảo việc phục hồi thật sự khoa học, cần có thời gian nghiên cứu cẩn trọng, chi tiết, tránh mọi biểu hiện đại khái hoặc phỏng đoán.

Về lâu dài, các nhà khoa học cho rằng, sau khi trùng tu, khôi phục xong các di tích, vấn đề tiếp theo là sưu tầm những mẩu chuyện dân gian về nhân thần và vật thần được thờ tự tại các tháp, nhằm làm phong phú và sinh động hơn các yếu tố văn hóa phi vật thể tại các tháp. Có như vậy thì việc trùng tu, tôn tạo các tháp Chăm mới toàn diện và ý nghĩa hơn.

“Những di tích Chăm bị xáo trộn, đổ vỡ và biến dạng ghê gớm, như Mỹ Sơn, đòi hỏi phải có sự nhặt nhạnh, nhận biết, xác định vị trí gốc để định vị lại. Chính nhờ bài bản này mà các nhóm tháp C, D và A ở Mỹ Sơn đã được định hình lại một phần, vực dậy từ đống đổ nát hầu như không còn hình hài. Tuy nhiên, trong kĩ thuật anastilosis áp dụng với tường gạch, một thủ pháp tinh tế đã được thực hiện: Các cấu trúc gạch tái định vị với chủ ý duy nhất là giữ lại hình dáng cơ bản, để ngỏ khả năng khôi phục trọn vẹn hơn cho con cháu khi xuất hiện những cơ sở để làm việc đó. Ngoài ra những thể khối được tái định vị (được anastilosis hóa) không làm giả kỹ thuật xây cũ, mà làm khác biệt để không lẫn với gốc”.
 GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính.

 

Theo datviet
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.516.377
Tổng truy cập: