VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Phố Hiến sau ca 'đại phẫu'
(Ngày đăng: 23/06/2012   Lượt xem: 1038)
 "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến" - thuở ấy, Phố Hiến chỉ đứng sau  Kinh Kỳ kẻ chợ vì sự sầm uất phú quý. Khi đó ở Đàng Trong thương cảng Hội An cũng tấp nập thuyền buôn đông tây. Tuy nhiên, hiện nay trái ngược với trong khu phố cổ Hội An phần lớn các di tích đều vẫn còn giữ lại được hầu như toàn bộ các kiến trúc phố xá đền thờ, miếu mạo…thì ở ngoài này ở Phố Hiến dường như tất cả đã lùi  sâu vào dĩ vãng. Giờ, đi khắp Phố Hiến tìm đỏ mắt cũng thật khó có thể tìm lại được những vết tích của một thương cảng ngày nào.

Phố Hiến xưa là thị xã Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) bây giờ. Từ thủ đô Hà Nội xuôi quốc lộ 5, rẽ vào đường 39A, qua những cánh đồng ngô, rặng nhãn ngút ngàn, những hồ sen ngan ngát hương chúng tôi về thăm Phố Hiến. 
Không rõ Phố Hiến được hình thành tự khi nào, nhưng vào thế kỷ thứ XVI, XVII Phố Hiến từng đã lừng danh là một đô hội sầm uất có một không hai ở Đàng Ngoài chỉ sau đứng kinh kỳ Thăng Long. Sử sách ghi lại vào thời gian này, có rất nhiều thương nhân phương tây muốn mở rộng thị trường vào Việt Nam.  Thời gian đầu, họ chọn Vân Đồn để làm nơi kinh doanh buôn bán, nhưng vì xa vùng kinh kỳ, nên các lái thương lại chủ trương vào thành Thăng Long tìm kiếm cơ hội xây dựng cơ nghiệp. 



Tuy nhiên lúc bấy giờ do lo sợ gián điệp Chúa Trịnh ngăn cấm những ngoại kiều ra vào kinh đô tự do, đặt ty giám sát tại Hiến Nam (sau gọi là Phố Hiến). Có thể nói ngày xưa, Phố Hiến có một vị trí thuận lợi có một không hai của các thương lái. Phố Hiến nằm ở đoạn giao kắt giữa sông Hồng và Sông Luộc. Từ Phố Hiến, người ta có thể ngược dòng Hồng Hà lên đất kinh kỳ hay, xuôi dòng sông Luộc để ra biển. Không vào được đất kinh kỳ, vì thế lúc đó thương cảng Phố Hiến là điểm dừng duy nhất của thương lái. Điều này khiến cho Phố Hiến càng trở lên sầm uất, tấp nập hơn với sự xuất hiện càng nhiều của các thương điếm, phố phường. Sử sách ghi lại, giai đoạn này, thương cảng Phố Hiến liên tục đón các thuyền của các lái thương đến từ các nước như; Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Nhật Bản đến buôn bán.

Những hoạt động của các thương lái từ các nước tư bản ấy đã nhanh chóng làm cho Phố Hiến trở thành một chốn phồn hoa đô hội, tấp nập kẻ mua người bán - một tiểu Tràng An nức danh khắp Đàng. Hàng hoá giao lưu lúc bấy giờ chủ yếu là tơ lụa,  bạc, đồng. 


Trước đó, người Hoa cũng đã có mặt ở đây. Họ đến từ các tỉnh miền Nam (Trung Quốc), nhưng đông nhất là các thương nhân người Phúc Kiến. Họ về đây tụ cư cùng hoà nhập vào cộng đồng người Việt lập ra các phố Bắc Hoà Thượng, Bắc Hoà Trung, Bắc Hà Hoạ, Đông Đô Quảng Hội với mục đích gìn giữ bản sắc và bảo vệ nhau trong kinh doanh.
 
Theo sử gia Ngô Thì Sĩ  thời ấy thì, vào cuối thế kỷ thứ XVIII có khoảng năm vạn người Hoa ở đây là nghề y, bán thuốc bắc, vải vóc, mật hương…cũng có một vài cơ sở thu mua tơ lụa cho phú thương, buôn bán với Nhật Bản. Có thể nói, ở giai đoạn này thương cảnh Phố Hiến đóng vai trò khá quan trọng tới sự hưng thịnh của nền kinh tế Đàng Ngoài.



Trải qua bao thăng trầm "vật đổi sao dời" phù sa bồi đắp, dòng Hồng Hà lùi xa đến nay vị trí thương cảng quốc tế của  Phố Hiến được nhường lại cho Hải Phòng.

 Có lẽ ai đã từng ra thăm phố cổ Hà Nội hay đến Hội An đều không khỏi bâng khuâng khi về thăm Phố Hiến, vì những dấu tích của thương cảng quốc tế lừng danh một thời đến nay hầu như bị xoá sổ. Hàng trăm năm dâu bể với những biến cố của lịch sử đã khiến khu phố này tàn tạ đi ít nhiều. 

Khi  Hưng Yên được tách ra từ Hải Hưng,  những cuộc "đại phẫu" diễn ra liên tục, khiến những nét rêu phong của Phố Hiến một thời càng trở lên nhạt nhoà. Hình ảnh của một khu đô thị cổ với dọc ngang phố xá bàn cờ nay đã được thay vào đó bằng những khu  nhà hành chính cao lừng lững. Lớp lớp phố xá, thương điếm ngày nào, đến nay gần như không còn vết tích. Một bức tranh thương mại sầm uất, trên bến dưới thuyến của thương cảng quốc tế một thời nay đã lùi vào dĩ vãng. 


 Phố Hiến giờ chỉ còn vẻn vẹn Đông Đô Quảng Hội - hội quán của người Hoa Lưỡng Quảng xưa, cùng một vài di tích: Chùa Hiến, Chùa Chuông (phường Hiến Nam), Đền Mẫu, Văn Miếu Xích Đằng.   Trong số đó, Chùa Hiến nay được xem như là biểu tượng của Hưng Yên, vì ngày trước ở đó có cây nhãn tổ quả ngon nổi tiếng khắp vùng, cùi dày, hạt nhỏ như hạt đỗ, đến nỗi mỗi lần bỏ vào miệng thì tận trong răng lưỡi đả nảy ra vị thơm …Tương truyền xưa, quả của cây nhãn tổ thường để dùng tiến vua. Nhưng thật không may cuối thập kỷ 60 (thế kỷ XX), một cơn bão lớn đã làm bật gốc cây nhãn tổ, cũng may thay cũng từ gốc cây ấy lại bật lên một nhánh nhỏ, cho đến nay phát triển tốt và lại cho quả đều đặn mỗi năm. Hiện ở Hưng Yên có nhiều cây nhãn được lấy giống từ cây nhãn tổ này. 

Ở Hưng Yên, ngoài các món ẩm thực như: ếch om Phượng Tường, tương bần, bún thang, bánh dày làng Gầu, chả gà Tiểu Quan thì nhãn lồng được ví như là một đặc sản quý ở Hưng Yên. Hưng Yên  cả tỉnh trồng nhãn, song tập chung chủ yếu vẫn ở ven đê từ Đằng Châu, Xích Đằng (Phố Hiến) đến cửa sông Luộc. Mùa này Phố Hiến nhãn đang trổ hoa trắng xoá cả một vùng. 

Đến thăm Phố Hiến, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì hình ảnh của khu phố cổ mà chúng tôi vẫn mường tượng qua sử sách, nay đang trở thành một đại công trường, với tiếng máy xúc, ủi náo ngày đêm nhiệt cả một vùng. Trong cái bối cảnh ấy, các di tích cũng không nằm ngoại lệ của cuộc "cách mạng đại phẫu" này.  Xưa Phố Hiến có rất nhiều di tích nổi với những giá trị văn hoá độc đáo, nhưng do hàng trăm năm dâu bể cộng với  do sự lãng quên của con người nên đã có nhiều di tích rơi vào tình cảnh xuống cấp trầm trọng như: Chùa Chuông; Văn Miếu Xích Đằng; Đền Mẫu; Chùa Hiến…

Cùng với sự xuống cấp của các công trình kiến trúc, nhiều cổ vật quý trong khu di tích cũng bị lâm cảnh  mất mát, thất lạc. 
Vào đầu những năm thập kỷ 90 (thế kỷ XX) trong khi không thể chờ nhà nước rót kinh phí trùng tu tôn tạo, người dân Phố Hiến đã tự nhau khuyên góp bỏ tiền ra để tôn tạo, song do không có cơ quan chuyên môn hướng dẫn nên, nên các di tích đã bị người dân phục dựng theo lối hiện đại với những vật dụng tế tụng mới toanh, loang loáng gạch men …

Trái ngược với trong khu phố cổ Hội An phần lớn các di tích đều vẫn còn giữ lại được hầu như toàn bộ các kiến trúc phố xá đền thờ, miếu mạo…thì ở ngoài này ở Phố Hiến dường như tất cả đã lùi  sâu vào dĩ vãng. Giờ, đi khắp Phố Hiến tìm đỏ mắt cũng thật khó có thể tìm lại được những vết tích của một thương cảng ngày nào.

Đã có những dự án nhằm khôi phục lại các di tích, phục dựng lại các ngôi nhà cổ…nhằm tạo dựng lại khung cảnh đô hội xưa, thế nhưng cho đến nay mọi việc vẫn chưa được như người ta mong đợi. Phố Hiến vẫn đang bị lãng quên, giống như quãng thời gian ba mươi  năm về trước, khi Hưng Yên sát nhập với Hải Dương.
 
Mặc dù vậy, người dân Phố Hiến bây giờ vẫn đang hy vọng rằng, Phố Hiến sẽ tìm lại được những mảnh vàng son một thời dù còn sót lại để may sao, có một ngày nào đó, Phố Hiến  sẽ được phục dựng trở thành một di tích cổ sống động với những phương điếm, phố phường sầm uất có một không hai thu hút đông đảo du khách.


                                                                                                                                                          theo baodatviet.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.519.435
Tổng truy cập: