VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Hà Nội: Nhiều biện pháp hỗ trợ làng nghề
(Ngày đăng: 22/06/2012   Lượt xem: 740)

- Thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã hỗ trợ 7 làng nghề truyền thống trên địa bàn xây dựng thương hiệu nhằm tạo điều kiện để các làng nghề quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Lụa Vạn Phúc là một trong 7 làng nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu.

Đó là các làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (thị xã Sơn Tây), bánh chưng Tranh Khúc (huyện Thanh Trì), khảm trai Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), thêu Quất Động (huyện Thường Tín) và hiện đang tiến hành xây dựng thương hiệu cho làng nghề dát vàng quỳ bạc quỳ Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm), sơn mài Duyên Thái (huyện Thường Tín).

Sau khi được hỗ trợ, các làng nghề đã phát triển tốt thương hiệu, nhiều người biết tới sản phẩm làng nghề, sức tiêu thụ tăng cao; đặc biệt là bánh tẻ Phú  Nhi, bánh chưng Tranh Khúc. Đối với các làng nghề khác, nhất là các làng có sản xuất phát triển, doanh thu cao, thu hút nhiều lao động tham gia sẽ được Sở Công Thương Hà Nội xem xét, đưa vào chương trình phát triển thương hiệu của thành phố trong những năm tiếp theo.

Để tiếp tục hỗ trợ hiệu quả làng nghề, Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Bảo tồn phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2011-2015”.

Theo đó, đối với những làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền như làng nghề giấy dó Vân Canh, tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức), làm nhạc cụ dân tộc Đào Xá (Ứng Hoà), tre trúc Xuân Thuỷ (Sóc Sơn), dệt the lụa Cổ Đô (Ba Vì)…

UBND thành phố sẽ hình thành một ban chỉ đạo thực hiện công tác khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống; hỗ trợ kinh phí để xây dựng bộ giáo trình giảng dạy và tổ chức đào tạo, dạy nghề cho các làng nghề; hỗ trợ xây dựng các phòng trưng bày các hình ảnh, các mẫu sản phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề và xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị  trường…

Đối với các nghề, làng nghề hiện đang phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ rộng thành phố sẽ tập trung phát triển những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn và giá trị kinh tế cao; nghiên cứu đổi mới mẫu mã sản phẩm; khuyến khích lan toả nghề ra các địa phương xung quanh; hỗ trợ xây dựng quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề để mở rộng mặt bằng sản xuất… Và việc phát triển các làng nghề sẽ theo phương thức mỗi làng một sản phẩm, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới…

Thực hiện đề án, UBND thành phố sẽ dành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các làng nghề như cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn tại các làng nghề và địa phương xung quanh nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong việc lưu thông hàng hoá; đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề đã được quy hoạch để tạo mặt bằng sản xuất nhằm di chuyển các cơ sở sản xuất có nhu cầu về mặt bằng sản xuất hoặc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư; hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch; tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề và nhân cấy nghề; khuyến khích các làng nghề tự thành lập các trung tâm đào tạo nghề; hỗ trợ cho các làng nghề tiếp cận thông tin và tìm kiếm thị trường; hỗ trợ một phần kinh phí cho làng nghề xây dựng thương hiệu; đầu tư xây dựng các chợ đầu mối cung cấp nguyên vật liệu, các trung tâm thương mại ở địa phương có làng nghề hoặc các điểm du lịch làng nghề để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu cho làng nghề…/.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 1.350 làng nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống, các làng nghề đã giải quyết việc làm cho gần 630.000 lao động, bao gồm cả lao động địa phương và lao động du nhập. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực làng nghề đạt 8.663 tỷ đồng, chiếm 8,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố và kim ngạch xuất khẩu đạt 804,5 triệu USD. 

Theo thanglong

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.519.469
Tổng truy cập: