Theo khuôn
khổ chương trình làm việc của Hiệp Hội làng nghề Việt nam do Chủ tịch
Lưu Duy Dần dẫn đầu cùng đi có phó chủ tịch HHLN TS Tôn Gia Hoá và Văn phòng HHLN cùng Báo
Làng nghề Việt và Ban truyền thông QHQT - HHLN
với Công ty gốm Chu Đậu – Hapro
Hà Nội. Đúng 9h00 chúng tôi có mặt tại trụ sở chính của Công ty tại Nam
Sách - Hải Dương.
.JPG)
.JPG)
Mặt trước trụ sở công ty
.JPG)
Khuôn viên mặt trước đền thờ Bà Bùi Thị Hý
Tiếp đón đoàn HHLN có Giám đốc Công ty gốm Chu
Đậu Nguyễn Văn Lưu và toàn bộ Ban giám đốc công ty . Tại buổi tiếp Giám đôc Lưu
kể qua về lịch sử dòng gốm Chu Đậu. “ Bắt
nguồn từ Ông Đại sứ Nhật bản rất am hiểu và mê đồ gốm này đã gửi thư cho đồng
chí Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng đề nghị cho gặp nhà khảo cổ để tìm hiểu về những
dòng chữ đề trên chiếc bình gốm. Lá thư của ông Đại sứ khiến các nhà khảo cổ
Việt Nam đang trong lúc nóng lòng đi tìm dòng gốm vốn được đánh giá là dòng gốm
mỹ nghệ cao cấp với danh tiếng lưu truyền là “mỏng như giấy, trong như ngọc, kêu
như chuông”, lại càng thôi thúc phải tìm bằng được những cứ liệu xác thực chứng
minh Việt Nam là ông tổ của dòng gốm này. Dòng gốm đã được khẳng định, song với
những lời đề trên chiếc bình gốm thì các học giả Việt Nam lại đưa ra
nhiều quan điểm khác nhau. Về niên đại thì đều có chung khẳng định là năm “Thái
Hòa thứ tám” (1450), địa danh là “Châu Nam Sách”, tuy nhiên chữ “Bùi Thị Hý
bút” thì vẫn còn tranh cãi khi dịch là “ông họ Bùi vẽ chơi” hay bà “Bùi Thị Hý
vẽ” bởi nhiều người cho rằng phụ nữ không thể làm được chiếc bình đẹp như
thế. Riêng ông Tăng Bá Hoành vẫn kiên trì theo quan điểm cho rằng chiếc bình đó
là của bà Bùi Thị Hý vì ông cũng đã tìm được một số bằng chứng chứng minh rằng,
trước đây phụ nữ có tên trên gốm, nên không loại trừ có bà Bùi Thị Hý làm
gốm. Dẫu vậy, cũng chưa biết bà Bùi Thị Hý là người như thế
nào và có liên quan gì với ông Đặng Huyền Thông - nghệ nhân đã được tìm
thấy trên những chiếc bình gốm ở Chu Đậu hay
không? Cuốn gia phả họ Bùi và người đàn bà giả trai Sau những tranh luận về lời
đề trên chiếc bình gốm trưng bày tại Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2006, ông Tăng Bá Hoành đã
công bố quá trình nghiên cứu của mình trên báo chí. Ngay sau đó, một người tìm
đến nhà ông nhờ đọc gia phả xem bà tổ dòng họ có phải là Bùi Thị Hý không. Ông
Hoành đã đọc một trang và thấy đúng, sau đó gia đình về tìm được thêm 06 trang nữa,
càng thêm khẳng định có bà Bùi Thị Hý làm gốm. Tuy nhiên bản gia phả mà gia
đình kia cung cấp là bản sao từ năm 1932. Sau khi tìm hiểu thêm, thì được biết
gia đình có 01 bản gia phả viết năm 1832 ghi rất rõ bà Bùi Thị Hý là người đã
giả trai thi tam trường sau bị phát hiện nên bị đuổi về. Theo gia phả thì
bà Bùi Thị Hý lấy chồng là ông Đặng Sĩ - đại gia của làng gốm Chu
Đậu - một người xuất sắc của lò gốm chuyên làm gốm cho triều đình và để xuất
khẩu..v.v..”
Một số hình ảnh tại Nhà Thờ tri ân bà Bùi Thị Hý trong công ty.
.JPG)
.JPG)
Đoàn đi thăm
xưởng sản xuất
.JPG)
.JPG)
.JPG)
.JPG)
Thay mặt cho TW Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Ông Lưu Duy Dần đã cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty gốm Chu Đậu đã
dành thời gian tiếp đoàn và có đề nghị từ nay cho đến tháng 8 âm năm Nhâm Thìn
hai bên sẽ xúc tiến các buổi làm việc của bộ phận kỹ thuật để làm sao tổ chức lễ vinh danh cho bà Bùi Thị Hý đúng ngày giỗ của Bà, cũng trong buổi lễ đó sẽ mời
Đại diện tỉnh Hải Dương, Sở Văn hoá tỉnh Hải Dương, các đại diện của các trung
tâm văn hoá trong và ngoài nước tại Việt Nam cùng tham gia,ông Dần cho ý kiến "Ngay từ bây giờ
ngoài việc sản xuất Công ty Chu Đậu cần xây
dựng nhiều thế hệ thợ giỏi tiến tới giúp họ tạo ra được hồn cốt của
dòng gốm danh tiếng đang thất truyền này. Đây chính là lớp nghệ nhân tương lai của vùng Nam Sách. Muốn khôi
phục tốt phải có hạt nhân và niềm say mê cộng với xúc tiến quảng bá thương
hiệu. Nam Sách sẽ chuyển mình như những Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, v.v."
Giám đôc Lưu đã hết sức ủng hộ và hứa sẽ cùng triển khai tốt sự kiện này
Hình ảnh buổi họp
.JPG)
Hình ảnh các tác
phẩm + sản phẩm của Công ty
Bài và hình : Tuấn Việt