Được
mệnh danh là đất tổ ca trù ở Hà thành, tồn tại hơn 600 năm nay với
nhiều nghệ nhân danh tiếng, nhưng làng Lỗ Khê, Liên Hà, Đông Anh hiện
nay, số nghệ nhân còn lại rất ít . Những người tham gia câu lạc bộ ca trù
của làng chủ yếu bằng tình yêu và trách nhiệm nối nghiệp cha ông chứ
chưa được hưởng chế độ đãi ngộ.
Nghề tay trái
Chúng tôi tìm về Lỗ Khê hỏi thăm những đào nương, kép đàn gạo cội có tiếng như cụ Nhiên, cụ Mùi, cụ Hối... mới hay các cụ đã đi
cả rồi. Đang băn khoăn không biết tìm đến ai thì được chỉ tới nhà cụ Đỗ
Thị Sông, 82 tuổi, ngườâi mới được công nhận là nghệ nhân năm 2011.
Hiện cụ Sông là ngườâi cao tuổi nhất ở làng còn hát tốt. Học ca trù năm
13 tuổi từ chị gái, từng đi biểu diễn nhiều nơi, nhưng lớn lên lấy
chồng, sinh con, cụ Sông không còn thời gian cho ca trù nữa. Rồi chiến
tranh, sau đó ca trù không còn được ưa thích, nghệ nhân của làng cũng
mai một, cụ Sông đã nghĩ mình cũng quên hết . Nhưng khi ca trù được khôi
phục và câu lạc bộ ca trù làng Lỗ Khê thành lập (năm 1995), cụ được mời
ra hát, “vậy là tự nhiên lại nhớ, lại hát được, thế mới tài”. Rồi cụ vừa
làm ruộng, lo công việc gia đình, vừa hát. Thỉnh thoảng có nơi mời đi
hát cụ lại đi, vừa được hát cho mọi người nghe, vừa có thêm thu nhập,
lại giữ được nghề tổ tiên.
Khi hỏi
cụ có truyền dạy ca trù cho các con cháu không, cụ Sông giãi bày: bây
giờ người yêu ca trù ít lắm, hát ca trù vừa khó lại vừa không kiếm ra
tiền nên ít người theo. Các con cụ đều mỗi người một việc kiếm sống chứ
không ai theo ca trù. Ngày trước cụ có dạy cho cháu nội Nguyễn Thị
Phương, cô học rất nhanh nhưng giờ cũng đi làm việc khác chả dính dáng
gì đến ca trù . Cụ bảo: cái nghề này ai thích thì theo chứ không bắt
được, còn phải lo kiếm sống chứ có ai sống được bằng nghề như mọi năm
đâu. Mấy người trẻ đang theo học cụ Sông đều làm nghề khác cả.
Câu
lạc bộ ca trù làng Lỗ Khê hiện đang đào tạo cho 20 em, chủ yếu là tự
nguyện và cũng không đều đặn, thường tập vào dịp giỗ tổ nghề (mồng 5 -
6.4 và 13 - 14.11 âm lịch), hội làng và hè vì các em còn phải đi học.
Cũng chả biết sau có em nào theo không hay lại bỏ, những làn điệu ca trù
cứ mai một dần...
Và điều ước nhỏ
 Chị Mận cùng kép đàn Văn Tuyến và trống chầu Vũ Văn Hồng (92 tuổi)
|
Theo
chỉ dẫn, chúng tôi tìm gặp chị Mận, đào nương trẻ có tiếng hiện nay.
Được biết chị vẫn thường tuần 2 - 3 buổi tối, cùng kép đàn Văn Tuyến lặn
lội gần 30km để đến biểu diễn cùng CLB Ca trù Hà Nội tại đình Kim Ngân,
Hàng Bạc, Hà Nội và CLB Ca trù Thăng Long ở phố Mã Mây. Trò chuyện với
chị lại thấy một nỗi niềm đau đáu giữ nghề. Chị Mận cùng chị Thảo là thế
hệ đào nương thứ 2 do nghệ nhân Phạm Thị Mùi truyền dạy từ khi ca trù
được khôi phục. Việc hát ca trù với chị Mận cũng là nghề tay trái, vì
thực tế đi biểu diễn chỉ để giữ nghề và quảng bá chứ thu nhập không cao .
Nhìn số lượng khán giả lúc đầu là 2, sau có thêm 3 khách nước ngoài mà
buồn. Chị Mận bảo cũng có hôm đông, như gặp được đoàn khách hơn hai chục
người, nhưng cũng có hôm không có ai. Khán giả trẻ không nhiều, thỉnh
thoảng có một vài nhóm sinh viên đến nghe.
Học
hát từ năm 21 tuổi, trong 36 giọng, chị Mận chỉ hát được chưa tới 20
giọng. Muốn học thêm cũng khó vì nhiều giọng cổ đã bị thất truyền. Nhiều
nghệ nhân bây giờ cũng chỉ hát được trên dưới 20 giọng. Chị Mận và chị
Thảo vẫn đang dạy các em trong câu lạc bộ của làng với mong muốn truyền
nghề để ca trù Lỗ Khê không bị mai một. Việc dạy và học ca trù hoàn toàn
tự nguyện. Chị Mận bảo dù khó khăn mấy chị cũng quyết tâm giữ nghề, chỉ
mong ca trù được công chúng biết và yêu mến nhiều hơn.