VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Phân khúc quản lý giáo dục nghề nghiệp
(Ngày đăng: 08/05/2012   Lượt xem: 748)
Giáo dục nghề nghiệp giữ vị trí quan trọng trong việc đào tạo nhân lực phục vụ công cuộc xóa đói giảm nghèo và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Tuy nhiên, việc phân khúc quản lý đã và đang tạo ra những bất hợp lý, làm hạn chế hiệu quả nguồn đầu tư và chất lượng giáo dục nghề nghiệp...

Từ khi thành lập Tổng cục Dạy nghề năm 1998, công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp do hai Bộ GD - ĐT và Bộ LĐ - TB và XH quản lý, ngoài ra còn có các bộ, ngành cùng tham gia quản lý, thực hiện. Việc phân khúc và có nhiều đầu mối quản lý đã và đang tạo ra những bất hợp lý, làm hạn chế hiệu quả nguồn đầu tư và chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Ở tầm vĩ mô, việc tách hệ thống giáo dục nghề nghiệp làm hai mảng do hai bộ quản lý đã xuất hiện những lỗi hệ thống. Cả hai bộ đều làm những việc gần như nhau về tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, kiểm định chất lượng... dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư. Đơn cử như việc xây dựng chương trình đào tạo - công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo - nhưng do không có sự phân biệt rõ về chương trình đào tạo trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp nên cả hai bộ cùng xây dựng bộ chương trình đào tạo . Hàng năm Bộ GD - ĐT và Bộ LĐ - TB và XH phải chi hàng trăm tỷ đồng để xây dựng chương trình đào tạo, chưa kể các trường xây dựng chương trình đào tạo riêng cho ngạch dạy nghề và TCCN. Con số chi phí là nhân đôi, lãng phí rất lớn.

Theo ngành dọc, ở các địa phương các sở, ngành chức năng cùng tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Cụ thể ở Sở GD - ĐT các địa phương đều có Phòng Giáo dục chuyên nghiệp để giúp lãnh đạo sở quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng; còn ở Sở LĐ - TB và XH thì có Phòng Quản lý dạy nghề có trách nhiệm quản lý các cơ sở dạy nghề trên địa bàn gồm: các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở khác có hoạt động dạy nghề… Việc tách giáo dục nghề nghiệp thành hai mảng riêng biệt đã tạo ra nhiều bất hợp lý . Đơn cử trên địa bàn cấp quận, huyện có các Trung tâm Dạy nghề, Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, Trung tâm Giáo dục thường xuyên do hai sở: GD - ĐT và  LĐ - TB và XH cùng quản lý; việc cấp và quản lý vốn đầu tư cũng được rót về theo hai kênh khác nhau. Thêm đầu mối quản lý, biên chế phình ra, chi phí giao dịch hành chính tăng do phải qua nhiều cửa.

Bên cạnh đó, do sự thiếu thống nhất về đầu mối quản lý nên xã hội không có được số liệu tin cậy về số lượng nhân lực được đào tạo ra từ các cơ sở dạy nghề để làm kế hoạch phát triển nhân lực. Không ai có thể trả lời một cách chính xác chúng ta đã dạy nghề được bao nhiêu người trong những năm qua, trong đó có bao nhiêu lao động có kỹ năng, có tay nghề cao... Chưa hết, một cơ  sở đào tạo chịu nhiều quy chế đào tạo chi phối do hai ngành ban hành không có sự thống nhất dẫn đến những khó khăn trong việc giảng dạy, kiểm tra đánh giá, xếp loại học lực và công nhận tốt nghiệp . Do thiếu tính tiêu chuẩn về trình độ nên sự hội nhập quốc tế về xuất khẩu lao động, hợp tác về giáo dục cũng hết sức khó khăn...

Mặt khác, chính do nhiều đầu mối quản lý nên việc đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp thường phân tán, trùng lặp, gây thất thoát, lãng phí lớn. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc sử dụng vốn giai đoạn 2006-2010 cho dạy nghề vừa qua tại một số Sở LĐ - TB và XH và 40 cơ sở dạy nghề tại các địa phương đã phát hiện sai phạm, lãng phí hơn 105 tỷ đồng. Đó là chưa nói đến những thất thoát, lãng phí khác...

Nhiều ý kiến cho rằng, sự không thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đang làm cho hệ thống giáo dục quốc dân bị cắt khúc, chồng chéo quản lý ảnh hưởng đến quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tính thống nhất trong thực hiện các chính sách phát triển dạy nghề. Thiết nghĩ, cần có những nghiên cứu khoa học đánh giá những mặt được, chưa được của mô hình quản lý giáo dục nghề nghiệp và phải xem xét kinh nghiệm của các nước phát triển để làm cho giáo dục nghề nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn.

Quang Vũ
theo daibieunhandan.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

33
Đang xem:
72.471.159
Tổng truy cập: