VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Hình mẫu bảo tồn phố cổ Hà Nội
(Ngày đăng: 03/05/2012   Lượt xem: 816)
Sau hơn 1 năm trùng tu, cải tạo, sáng 29.12, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức khánh thành dự án cải tạo mặt đứng một đoạn phố Tạ Hiện. Đây được xem là hình mẫu cho việc triển khai các dự án bảo tồn và tôn tạo dãy phố, giữ gìn và phát huy giá trị kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội.

Người dân là chủ thể trong bảo tồn di sản

Tạ Hiện được chọn là dãy phố cổ đầu tiên được cải tạo trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Hà Nội và Thành phố Toulouse, Pháp, do Ban quản lý phố cổ Hà Nội thực hiện, Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị và nông thôn tư vấn, thiết kế với tổng kinh phí gần 15 tỷ đồng. Khởi công từ tháng 11.2010, dự án đã tiến hành trùng tu , cải tạo toàn bộ hệ thống kết cấu mái của các ngôi nhà (tháo dỡ mái, thay các dầm cũ hỏng, lợp lại toàn bộ mái ngói); chỉnh sửa lại mặt đứng (quét vôi và khôi phục chi tiết trang trí); thay toàn bộ hệ thống cửa ra vào và cửa sổ bằng gỗ theo kiểu truyền thống; làm hệ thống ô văng, mái che thống nhất 2 bên dãy phố; làm đường, hè phố và hệ thống chiếu sáng...


Đoạn phố Tạ Hiện sau khi cải tạo

Trong quá trình thực hiện, dự án mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục pháp lý, tìm cách thức trùng tu phù hợp..., đặc biệt là thuyết phục người dân - chủ thể trong bảo tồn di sản phố cổ Hà Nội. Một khi tìm được sự đồng thuận từ người dân, sẽ có sự phối hợp trong quá trình bảo tồn, và sau khi hoàn thành, họ tiếp tục sống, sử dụng, bảo vệ không gian này ông hoàng bảy. Bởi vậy, thực hiện dự án, Ban quản lý phố cổ cùng với đơn vị tư vấn đã đến từng hộ gia đình để thuyết phục và tìm cách thức để quá trình bảo tồn di sản có thể song hành với cuộc sống, kinh doanh của họ. Đơn vị thực hiện đã mất hơn nửa năm để người dân hiểu và ủng hộ. Bên cạnh thuyết phục, việc quan trọng nhất là phải công khai trưng bày đồ án, thậm chí mỗi gia đình như một cơ quan xét duyệt.

Toàn bộ bề mặt ngoài lớp 1 của dãy nhà được nhà nước đầu tư, còn không gian nội thất phụ thuộc vào người dân. Trong quá trình thực hiện dự án, nhiều gia đình cũng kết hợp cải tạo, với sự tư vấn của đơn vị thi công để không phá vỡ không gian bảo tồn… Bác Trần Miễn, Tổ trưởng tổ dân phố 25, ở nhà số 3 Tạ Hiện, cho biết: “Ban đầu người dân chưa hiểu, họ ngại sẽ phải dừng kinh doanh trong thời gian dài, nên chưa ủng hộ . Khi đã thấy được lợi ích của trùng tu thì họ nhiệt tình hưởng ứng. Thực tế, khi trùng tu xong đã có rất nhiều người dân và khách du lịch đến tham quan, thuận lợi cho việc kinh doanh của các hộ ở đây. Trong tương lai, nếu đưa Tạ Hiện trở thành phố đi bộ, chúng tôi mong muốn Ban quản lý phố cổ Hà Nội sẽ có quy hoạch nơi để xe sao cho thuận lợi với cả người dân và khách”.

Tìm biện pháp trùng tu thích hợp

Quá trình trùng tu, cải tạo, theo chủ nhiệm dự án, KTS Nguyễn Hoàng Long, Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, không quá khó khăn về kỹ thuật và vật liệu, vấn đề là cần có giải pháp đúng. Ở phố Tạ Hiện, các dãy nhà lẻ bảo tồn nguyên trạng phong cách kiến trúc Pháp thuộc địa; còn dãy chẵn là phục dựng nguyên trạng kiến trúc cổ truyền Việt Nam; với 2 - 3 nhà ở đầu phố lại là kiến trúc Pháp - Hoa... Thường thiết kế chỉ mất 2 - 3 tháng, do các kiến trúc sư Việt Nam và chuyên gia Pháp cùng đảm nhiệm. Nhưng, thực tế trùng tu cũng có điều chỉnh, nếu phát hiện sai khác so với thiết kế . Như nhà số 8, đáng lẽ cũng cải tạo đợt này, nhưng khi phát hiện ra nó cùng thửa đất với nhà bên cạnh - là một rạp hát cổ, thì đã hoãn lại, để sau này có điều kiện trùng tu nhà hát sẽ làm trong một dự án riêng... Trùng tu trong khu phố cổ rất phức tạp, phải đảm bảo khi thi công, người dân vẫn sinh hoạt, kinh doanh bình thường. Đơn vị thực hiện phải làm hệ thống giàn giáo ở trên, để giao thông không bị xáo trộn; khi dỡ mái, cũng phải làm toàn bộ mái tôn, để mưa gió không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Việc làm này rất tốn kém, nhưng thực tế cho thấy đây là giải pháp đúng...

Việc cải tạo thí điểm một đoạn phố Tạ Hiện được xem là hình mẫu cho triển khai các dự án sau này, nhằm bảo tồn và tôn tạo các dãy phố, giữ gìn và phát huy giá trị kiến trúc trong khu phố cổ Hà Nội. KTS Nguyễn Hoàng Long cho biết, từ dự án này cho thấy, quan trọng nhất là các dự án về bảo tồn phố cổ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân sống tại đó . Về mặt kỹ thuật, đơn vị thực hiện phải căn cứ vào từng đoạn phố, từng số nhà, để có biện pháp trùng tu thích hợp. Hơn nữa, thành phố cần có quy hoạch chi tiết 1/2000 bảo tồn khu phố cổ Hà Nội, sau đó tiến tới quy hoạch chi tiết 1/500 cho từng ô phố, thì việc trùng tu, cải tạo các đoạn phố, khu phố sẽ dễ dàng hơn.

Lê Thủy
theo daibieunhandan.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

30
Đang xem:
72.468.467
Tổng truy cập: