VĂN HÓA XÃ HỘI - PHONG TỤC TẬP QUÁN
Khuyến công Hà Giang: Đào tạo nghề là ưu tiên hàng đầu
(Ngày đăng: 22/03/2012   Lượt xem: 856)
Đó là chủ trương của hoạt động khuyến công tỉnh Hà Giang nhằm góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đặc biệt với lao động là người dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến công - xúc tiến công thương tỉnh Hà Giang (TTKC), được sự quan tâm của các cấp chính quyền năm vừa qua hoạt động khuyến công của tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Từ 1,683 tỷ đồng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ , TTKC đã triển khai được 21 đề án tập trung chủ yếu vào các nội dung: đào tạo nghề, trình diễn mô hình kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu… Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công - xúc tiến công thương Hà Giang, các đề án đã thu được hiệu quả tích cực góp phần tăng năng suất, chất lượng cho các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của tỉnh và đặc biệt là tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, lao động vùng sâu vùng xa, lao động là người dân tộc thiểu số.
Bà Hằng cũng cho biết, điểm nhấn của hoạt động khuyến công Hà Giang năm vừa qua chính là công tác đào tạo nghề. Phát huy lợi thế có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều nghề thủ công mỹ nghệ đã du nhập và bước đầu phát triển tại Hà Giang và một số nghề thủ công truyền thống của tỉnh đã được khôi phục như: nghề thêu ren, sản xuất gốm, dệt thổ cẩm, nghề chế biến rượu… hoạt động khuyến công tỉnh đã ưu tiên triển khai các đề án đào tạo nghề nhằm hỗ trợ các nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, qua đó góp phần nâng cao chất lượng sống của người lao động.
Cụ thể, với hơn 550 triệu đồng kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ, TTKC tỉnh đã phối hợp với HTX dịch vụ tổng hợp xã Thông Nguyên, HTX dịch vụ tổng hợp xã Hồ Thầu tổ chức 4 lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho 160 lao động địa phương; phối hợp với HTX thêu ren 8/3 xã Vỹ Thượng và HTX dệt thổ cẩm xã Tân Bắc tổ chức 6 lớp đào tạo nghề thêu ren cho 240 học viên; phối hợp với HTX chế biến chè Phìn Hồ xã Thông Nguyên, Công ty TNHH Thành Sơn xã Phương Độ… tổ chức đào tạo nghề chế biến chè cho 6 lớp với 300 học viên… Đáng lưu ý, 100% số học viên đã tìm được việc làm và có thu nhập ổn định sau đào tạo.
Năm 2012, công tác đào tạo vẫn là ưu tiên hàng đầu của hoạt động khuyến công Hà Giang, nội dung đào tạo sẽ là một phần quan trọng của chiến lược phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh . Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo nghề dự kiến vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn kinh phí khuyến công năm nay. Bên cạnh đó, quán triệt chủ trương đầu tư tập trung và hiệu quả TTKC cũng sẽ nỗ lực nâng mức hỗ trợ cho các đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, các đề án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất… nhằm khuyến khích các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư mở rộng sản xuất, bà Hằng cho biết thêm./.
(VEN)
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

74
Đang xem:
77.017.949
Tổng truy cập: