DẠY NGHỀ - TRUYỀN NGHỀ- CẤY NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ
Làng nghề: Thực trạng và định hướng
(Ngày đăng: 03/08/2011   Lượt xem: 1962)

Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT) cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ngành nghề và làng nghề theo quy định của Chính phủ cho biết, tới thời điểm hiện nay (tháng 7/2011) trên địa bàn tỉnh có 3.000 cơ sở ngành nghề nông thôn, trong đó có 16 điểm cơ sở nghề, làng nghề đang hoạt động.

Các làng nghề truyền thống có thời gian tồn tại trên 50 năm bao gồm 6 làng nghề dệt thổ cẩm K’Long (Đức Trọng), B’Nơ (Lạc Dương), Đạ Đờn (Lâm Hà), Đạ Nghịch (Bảo Lộc), Buôn Go (Cát Tiên, Đạ Oai và Đam Ri (Đạ Huoai) và 4 làng nghề trồng hoa tại Đà Lạt. Nghề truyền thống được xác nhận gồm nghề làm gốm ở xã Próh và nghề đúc nhẫn bạc ở xã Tu Tra (Đơn Dương); ngoài ra còn có 12 loại hình nghề truyền thống còn lưu truyền trong các buôn làng như rèn, đan lát, rượu cần, điêu khắc, cưa lộng và bút lửa... Những năm gần đây dưới tác động tích cực của kinh tế thị trường và sự phát triển nhanh của sản xuất nông nghiệp một số làng nghề mới (làng nghề có thời gian tồn tại đang dưới 50 năm) đã hình thành như làng nghề ươm tơ - dệt lụa ở Nam Ban (Lâm Hà), Đạ Kho (Đạ Tẻh); làng nghề thêu tranh lụa ở Đạ Lào (Bảo Lộc), Nam Ban (Lâm Hà) và tại Đà Lạt; làng nghề chế biến nông sản ở Đà Lạt và Bảo Lộc. Toàn tỉnh hiện có 2.031 cơ sở và hộ cá thể hành nghề mây, tre, đan tạo nên nhiều làng nghề mới ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn, hiện tại toàn tỉnh có 10.000 lao động thường xuyên và 7.000 lao động thời vụ tham gia hoạt động sản xuất các ngành nghề nông thôn với thu nhập bình quân từ 1- 1,5 triệu đồng/người/tháng.
 
Nhà máy dệt lụa tơ tằm Kimônô, Khu Công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc - một trong những doanh nghiệp luôn đứng vững trên thị trường xuất khẩu
Nhà máy dệt lụa tơ tằm Kimônô, Khu Công nghiệp Lộc Sơn, TP Bảo Lộc - một trong những doanh nghiệp luôn đứng vững trên thị trường xuất khẩu. Ảnh NM

Ngoài những thuận lợi về nguồn nguyên liệu (mây,tre, nứa…)khá phong phú và được các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp và các ngành liên quan khuyến khích phát triển, nhưng đến nay làng nghề và ngành nghề nông thôn ở Lâm Đồng vẫn phát triển hoàn toàn mang tính tự phát, thiếu vốn để đầu tư mở rộng và thiếu lao động có tay nghề cao; Chủ yếu tồn tại ở quy mô hộ gia đình và cơ sở quy mô nhỏ, sản phẩm của làng nghề và ngành nghề nông thôn chưa mang tính hàng hóa cao, thiếu tính cạnh tranh, giá bán thấp và thiếu ổn định; Một trong những yếu tố cản trở ngành nghề phát triển là các địa phương chưa gắn kết được việc đào tạo nghề với việc sử dụng lao động nông thôn sau khi được đào tạo, nên một số ngành nghề và mặt hàng truyền thống - nhất là nghề gốm và nghề đúc bạc - đang đứng trước nguy cơ thất truyền

Đứng trước thực trạng này, cùng với việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước như gắn phát triển làng nghề và nghề truyền thống với công tác bảo vệ môi trường, xây dựng các hiệp hội ngành nghề và hiệp hội làng nghề, giới thiệu sản phẩm… ngành nông nghiệp sẽ phối hợp với các ngành, các tổ chức liên quan tăng cường công tác dạy nghề và hỗ trợ cho nông dân học nghề, đầu tư kinh phí và quỹ đất để xây dựng và mở rộng làng nghề. Trước mắt, những chủ trương này được triển khai ở những ngành hàng mang tính chủ lực của địa phương như chế biến nông sản thực phẩm, đan lát (tre, nứa, song, mây) và các làng nghề truyền thống. Riêng năm 2011 này theo Quyết định 1946/QĐ-UBND của UBND tỉnh sẽ có 14.000 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, tại mỗi xã đang thực hiện xây dựng nông thôn mới và xã và thôn nghèo ít nhất có từ 1 tơiù 3 lớp dạy nghề cho nông dân. Từ nguồn vốn khoảng 20,45 tỷ đồng lồng ghép từ các chương trình 135 và giảm nghèo, sẽ có 5 tỷ đồng dành cho hỗ trợ 2.000 lao động ở các làng nghề mua sắm máy móc, phát triển sản phẩm mới… Sở NN-PTNT tỉnh vừa qua cũng đã đề nghị Cục Chế biến nông - lâm sản và Nghề muối (Bộ NN-PTNT) tổ chức việc đào tạo và nâng cao nghiệp vụ quản lý phát triển ngành nghề nông thôn cho cán bộ chuyên trách lĩnh vực này của địa phương, hàng năm hỗ trợ địa phương khoảng từ 5 đến 6 tỷ đồng vốn để  triển khai có kết quả hơn Dự án Bảo tồn và Phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2011-2015.
 
XUÂN ĐỨC
 nguồn (baolamdong.vn)
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.409.289
Tổng truy cập: