Tin tức nổi bật
Ban tổ chức ngày hội "Sắc màu làng nghề trên quê hương nhà Lý"
(Ngày đăng: 18/12/2011   Lượt xem: 2445)

NGÀY HỘI “SẮC MÀU LÀNG NGHỀ TRÊN QUÊ HƯƠNG NHÀ LÝ”

Được sự quan tâm chỉ đạo của các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, của Tỉnh UBND tỉnh Bắc Ninh, và Hà Nội. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh,cùng các đơn vị liên quan tổ chức Ngày hội "Sắc màu làng nghề trên quê /font>
hương nhà Lý" diễn ra từ ngày 21/12/2011 đến ngày 24/12/2011, tại khu Di tích Lịch sử văn hóa Đền Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.Ban tổ chức ngày hội " Sắc màu Làng nghề trên quê hương Nhà Lý"  hân hạnh ra thông cáo báo chí như sau:
                                                                                          

Hà Nội, ngày 12  tháng 12 năm 2011

BAN TỔ CHỨC NGÀY HỘI  “SẮC MÀU LÀNG NGHỀ TRÊN QUÊ HƯƠNG NHÀ LÝ”

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Được sự quan tâm chỉ đạo của các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh, và Hà Nội. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phối hợp các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh, cùng các đơn vị liên quan tổ chức Ngày hội "Sắc màu làng nghề trên quê hương nhà Lý" diễn ra từ ngày 21/12/2011 đến ngày 24/12/2011, tại Khu Di tích Lịch sử văn hóa Đền Đô, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đi dọc chiều dài Đất nước, bất cứ nơi đâu cũng có làng nghề truyền thống. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hoá kết tinh qua mấy nghìn năm. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, việc bảo tồn các giá trị bản sắc văn hoá của mỗi vùng, mỗi địa phương, đang là một vấn đề thời sự, trong đó bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể và phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống là không thể thiếu trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc. Dù còn phải đối mặt với một số khó khăn, song các làng nghề đang là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy đời sống, kinh tế xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Bởi vậy, bên cạnh những bước tiến trong công nghiệp, hiệu quả mà những làng nghề mang lại là tiền đề thuận lợi đồng hành với phong trào “Xây dựng nông thôn mới” theo các tiêu chí mới mà Nhà nước đã phát động.

 Ngày hội góp phần triển khai cương lĩnh Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống. Đặc biệt, kỷ niệm 22 năm xây dựng lại Đền Đô và ngày đầu tiên Bác Hồ 4 lần về thăm Đình Bảng - quê hương nhà Lý, 100 năm từ Bến Nhà Rồng Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (1911-2011). Hưởng ứng phong trào:"Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", cả nước hướng về Biển đảo quê hương (Có đề cương kèm theo).Hoạt động của Ngày hội được phân bổ theo chuyên đề:

Khu tôn vinh Làng nghề truyền thống Việt Nam :

Tại hội trường lớn Đền Đô, các làng nghề truyền thống tiêu biểu: Gỗ Đồng Kỵ, Vạn Điểm; Mộc La Xuyên, Kim Bồng, gỗ tượng Sơn Đồng, Gốm Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng, gốm Luy Lâu, Bầu Trúc; Làng Ngòi, Đồng Đại Bái, Đồng Xâm, Phước Kiều; Mây tre đan Chương Mỹ, quạt Chàng Sơn; Nón Chuông, thêu Quất Động; Thổ cẩm Mai Châu, Ninh Thuận; Lụa Vạn Phúc; Sừng Thụy Ứng; Tranh kính Hà Đông; Tranh dân gian Hàng Trống; Đông Hồ; Khảm trai Chuôn Ngọ; Sơn mài Duyên Thái; Điêu khắc đá Ninh Vân - Hoa Lư; Diều Huế, TP. Hồ Chí Minh; Lồng đèn Hội An; CLB nghệ thuật thư pháp Hương Nam...

Khu phố xưa nghề cổ :

Với 36 gian hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) được dựng theo mô tuýp dân gian giới thiệu sản phẩm dành cho các làng nghề, phố nghề Hà Nội, Bắc Ninh và vùng miền cả nước tham gia trưng bày.

 Khu Võ Chỉ:

Cùng với không gian “phố xưa nghề cổ” giới thiệu chủ đề nếp sinh hoạt truyền thống của “Gia đình Tam Nông”, dụng cụ sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt đời thường được lưu giữ, những đồng tiền cổ quý của các bộ sưu tập qua các triều đại: Lý, Trần, Lê đến thời đại Hồ Chí Minh và nhiều Quốc gia, khu vực trên thế giới có niên đại hàng trăm năm....do Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT GROUP phối hợp với BTC thực hiện.

Khu Văn chỉ:

Triển lãm, giới thiệu tư liệu, hình ảnh về huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển” hình ảnh Bác Hồ với Hải quân, san hô quý từ quần đảo Trường Sa do Bảo tàng quân chủng Hải quân phối hợp với BTC thực hiện.“Hội chợ xúc tiến thương mại tinh hoa hàng Việt” được tổ chức tại bãi đỗ xe trên đường Lý Thái Tổ với gần 200 gian hàng dành cho các doanh nghiệp đến từ Hà Nội, Bắc Ninh và cả nước tham gia, cùng với các chương trình văn hoá nghệ thuật, trò chơi dân gian diễn ra hàng ngày. Do Công ty TNHH Nhà nước MTV nghe nhìn Hà Nội và Công ty Du lịch hội chợ Quốc tế phối hợp tổ chức và thực hiện, có sự chỉ đạo của Sở Công thương Bắc Ninh và BTC Ngày hội.

 Khu sân khấu Hồ Bán Nguyệt:

- Chương trình giao lưu văn nghệ thuật của Hải quân, các trò chơi dân gian, trưng bày diều kỷ lục, các con diều được giải quốc gia, quốc tế của CLB diều TP. Hồ Chí Minh.

- Hát quan họ trên thuyền Rồng, trống hội, kèn đồng và đốt pháo bông.

- Chương trình hát văn 36 giá đồng tại Đền Mẫu (đêm 21 và 22/12/2011) do Ban Xã hội Từ thiện - TW Giáo hội phật giáo Việt Nam và BTC thực hiện.

- Biểu diễn nghệ thuật múa Lân - Sư Rồng và Võ thuật, giao lưu bóng chuyền hơi…

- Giao lưu, tặng quà của làng nghề, nghệ nhân cho Quân và Dân quần đảo Trường Sa.

Lễ khai mạc:

Lễ khai mạc Ngày hội “Sắc màu Làng nghề trên quê hương nhà Lý” được tổ chức trọng thể theo nghi lễ văn hóa tâm linh truyền thống (có kịch bản riêng). BTC phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân, Ban quản lý khu Di tích  Đền Hùng, Đền Đô thực hiện lễ rước với chủ đề: “Non sông đất nước hội tụ 100 năm - 1000 năm trong hơn 4000 năm - Hồn thiêng sông núi - Biển Đảo Tổ quốc” đã được thực hiện từ Quần đảo Trường Sa, từ Bến Nhà Rồng thành phố Hồ Chí Minh rước về Đền Đô vào 11h ngày 11/11/2011.

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (1946 - 2011), 15h00 ngày 19/12/2011 BTC thực hiện lễ rước Đất thiêng từ Đền Thượng - Nước thiêng từ Giếng Ngọc, Khu Di tích Đền Hùng cùng đàn cá quý từ Ao cá Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch về Khu Di tích Đền Đô để chuẩn bị cho trình khai mạc.

Trong lễ khai mạc, trao Đất và Nước thiêng từ Đền Hùng cho Quân và Dân quần đảo Trường Sa, để luôn ghi nhớ lời Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đồng thời, trao tặng Trống đồng, Rùa đồng, Đế Vương Đăng, Thiên Đô Chiếu...

Lễ rước Tổ nghề làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái Nguyễn Công Truyền - Đô Úy Điện Tiền Tướng quân triều đại nhà Lý năm 1018 do Đức Vua Lý Thái Tổ trị vì.

Thực hiện lễ dâng Trà tiến Vua, trầu têm cánh phượng; Bánh Phu thê - Đình Bảng, Bắc Ninh; Bánh Đậu xanh Quê hương; Cốm làng Vòng, bánh chưng, bánh dày, bánh cuốn Thanh Trì; kẹo Sìu Châu - Nam Định; Bánh Cáy - Thái Bình; Chè Lam - Thanh Hoá; Bánh Cu đơ - Nghệ Tĩnh; Mè Sửng - Thừa Thiên Huế; Kẹo Dừa - Bến Tre; Bánh Pía - Sóc Trăng...các đặc sản truyền thống dâng Vua do các nghệ nhân, doanh nhân đến từ các làng nghề đã có công giữ gìn “Cha truyền con nối”, “Tri ân, phát tâm công đức” thực hiện.

Lễ hoà nước thiêng từ Giếng Ngọc - Khu Di tích đền Hùng, quần đảo Trường Sa,  Bến Nhà Rồng và thả đàn cá quý từ Ao cá Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch cùng đôi rùa lớn qúy hiếm của Tập đoàn Thương mại Hà Nội KAT GROUP-“Gia đình Tam Nông” trao tặng khu di tích Đền Đô.

Nhằm khẳng định sức sống trường tồn của các làng nghề, Ngày hội "Sắc màu làng nghề trên quê hương nhà Lý" thực sự là một hoạt động văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn dân tộc, mang ý nghĩa tiếp nối “Đại lễ ngàn năm Thăng Long - Hà Nội 2010”.

Nhân dịp này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III nhiệm kỳ 2012 -2016 của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Công bố “Năm làng nghề truyền thống Việt Nam 2012” đồng hành với chương trình thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Chương trình Ngày hội hoạt động theo phương thức xã hội hoá, Nhà nước và Nhân dân cùng làm, vận động tài trợ của doanh nghiệp “Phát tâm công đức” ủng hộ.  Nhưng do tình hình suy giảm kinh tế, tài chính nên không đạt hiệu quả như kế hoạch đề ra. BTC cùng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam rất mong được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Ban Tuyên giáo TW, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan Thông tấn báo chí của TW, Hà Nội, Bắc Ninh ủng hộ quảng bá, chuyển tải tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trân trọng.

 

Chi tiết liên hệ: Thường trực BTC Ngày hội:

 Hiệp hội Làng nghề Việt nam, số 14, Ngõ 2, Hoa Lư, hai Bà Trưng, Hà Nội.

 Điện thoại: (84-4) 3974 5347. Email: nganhnghett@gmail.com

 

Nhân dịp này Ban Tổ chức Ngày hội " Sắc màu Làng nghề trên quê hương Nhà Lý" xin được giới thiệu  kịch bản dự thảo các chương trình hoạt động ngày hội với các hoạt động sẽ diễn ra gồm:

 

 

BAN TỔ CHỨC NGÀY HỘI

“ SẮC MÀU LÀNG NGHỀ TRÊN QUÊ HƯƠNG NHÀ LÝ ”

-------------------------------------------------------

              DỰ THẢO                                             KỊCH BẢN  

NGÀY HỘI “ SẮC MÀU LÀNG NGHỀ TRÊN QUÊ HƯƠNG NHÀ LÝ ”

Thời gian : Từ ngày 21/12/2011 đến 24/12/2011

Địa điểm : Khu Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Đô, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh

* Ngày 19/12 và 21/12/2011 : Lễ rước chủ đề :

   Non sông đất nước hội tụ 100 năm - 1000 năm trong hơn 4000 năm “ Hồn thiêng sông núi - Biển Đảo Tổ quốc ”

THỜI GIAN

ĐỊA ĐIỂM

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

  Ngày 19/12

      15h00

 

 

 

 

 

 

 

 

      16h00    

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến ; thực hiện Lời dạy của Hồ Chủ tịch “ Các Vua Hùng đẫ có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ”; BTC thực hiện Lễ rước Đất và Nước tại Khu Di tích Đền Hùng, Phú Thọ về Đền Đô, Bắc Ninh và nghi thức tiếp nhận cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa.

Khu đỗ xe Đền Đô

Đất và Nước Đền Hùng được đựng trong hai bình chóe do nhóm nghệ nhân Trần Độ tại Làng gốm cổ truyền Bát Tràng thực hiện.

Nghi lễ đón đoàn (cờ, hoa, quân nhạc).

Nổi nhạc lễ, trống, chiêng.

Dâng Đất, Nước và cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa.

Tấu trình trước ban thờ Lý Bát Đế.

Thực hiện Lễ dâng hương

(có kịch bản riêng)  

 

Khai mạc “ Hội chợ Tinh hoa hàng Việt ”  

- Ban Tổ chức

- Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân

- Tập đoàn Thương mại Hà Nội

- Ban Quản lý Khu Di tích Đền Đô

- Đại diện các làng nghề và nghệ nhân

- Đoàn Nghi lễ Hoa Lư

Ông Hoàng Huy Tập, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh, Phó Trưởng ban Thường trực BTC Ngày hội đọc Diễn văn khai mạc Hội chợ

- Cty TNHH Nhà nước Một thành  

   viên Nghe Nhìn - Hà Nội

Ngày 21/12

17h45 - 18h15

Sân trước Thủy đình

Biểu diễn võ thuật, múa lân, múa rồng

Đoàn rước vào vị trí tập kết trước cổng ngoài Đền Đô, chỉnh trang đội hình

- Trung tâm đào tạo võ thuật

   Tài năng trẻ Bình Định gia

-  Làng nghề Đại Bái, Bắc Ninh

18h15 - 19h00

 

Lễ rước Tổ nghề của Làng nghề Đại Bái

Thành phần đoàn rước :

- Cờ ngũ sắc : 10 lá 

- Bát bửu xà mâu : 8 người

- Đôi Đế Vương Đăng cao 2,1m

  dâng Lý Bát Đế : 8 người

- Kiệu Hậu bành trên có tượng Tổ nghề :

  15 người

  (2 tàn, 2 tán, 2 lọng che, trống

   và chiêng điểm hiệu lệnh)

- Sản phẩm văn hóa tâm linh đặc trưng :  

   Toàn cảnh bản đồ Việt Nam, bộ cồng

   chiêng Tây Nguyên : 20 người

- Dàn bát âm : 8 người

- Ban tế nam, đội dâng hương nữ : 20 người

- Lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền

  địa phương, các cụ cao tuổi, các tổ chức

  xã hội, các nghệ nhân, Ban Chấp hành

  Hội làng nghề và quần chúng.

Dâng lễ vật, Đế Vương Đăng, ban tế nam làm lễ ngũ bái, đội dâng hương nữ thực hiện nghi lễ.

Mời các đại biểu vào dâng hương.

Đoàn rước đi thành hai hàng theo đường thẳng vào sân, qua Ngũ Long môn tiến vào sân Rồng trước nhà Phương Đình. Khối quần chúng đi sau cùng, dừng lại trước Ngũ Long môn thành hàng ngang.

Hạ kiệu Tổ nghề hướng vào Đền thờ trước lư hương lớn, đôi Đế Vương Đăng đặt hai bên kiệu cùng các sản phẩm tinh hoa, ban tế nam đứng trước thành hàng ngang bên phải, đội dâng hương nữ đứng trước thành hàng ngang bên trái (hai hàng đứng  phía sau đôi đèn).

Tốp mang cờ, bát bửu và hai bộ cồng chiêng đứng thành hàng dọc hai bên.

Chiêng, trống đứng bên phải, dàn bát âm bên trái (tách ra khỏi đội hình).

Kết thúc Lễ rước dàn cồng chiêng lên sân khấu, đứng theo đội hình, tham gia Lễ khai mạc. Đôi Đế Vương Đăng đưa lên trên sân khấu cùng các vật phẩm quý khác. 

19h00 - 20h00

Khu lễ tân

và sân khấu chính

 

 

Đón tiếp khách mời và đại biểu : Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, đại diện các Bộ, ngành TW và địa phương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và phường Đình Bảng…

- Ban Tổ chức

- Ban Quản lý Khu Di tích Đền Đô

- Đoàn Nghi lễ Hoa Lư

 

19h00 - 19h30

Tại hồ Bán Nguyệt

Sau khi thực hiện nghi thức nhận đàn cá từ Ao cá Bác Hồ hội tụ về Đền Đô sẽ thực hiện

Nghi lễ thả đàn cá quý và Kim quy :

Đất từ Đền Hùng, Bến Nhà Rồng và đá san hô từ quần đảo Trường Sa được đưa vào lư hương lớn trước nhà Phương Đình.

Hòa Nước Đền Hùng, quần đảo Trường Sa và Nước từ Bến Nhà Rồng với nước hồ Bán Nguyệt. Thả cá và rùa xuống hồ Bán Nguyệt

Lễ cung tiến Đế Vương Đăng, Thiên Đô Chiếu, Rùa đồng, kỳ lân gốm…

- Khách mời danh dự

- Ban Tổ chức

- Đại diện Khu Di tích Chủ tịch

   Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

- Trung tướng, Anh hùng LLVT

   Nhân dân Phạm Xuân Thệ, đại diện  

   Tập đoàn KAT GROUP

- Làng nghề Đại Bái, Bắc Ninh

 

19h30 - 20h00

 

Hát quan họ, mời trầu

- Làng quan họ Bắc Ninh

20h00 - 20h10

Sân khấu chính

Lễ Khai mạc :

Ông Nguyễn Thế Chín, Chủ tịch UBND phường Đình Bảng, ủy viên Ban Tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu

 

20h10 - 20h20

 

Ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức đọc Lời tri ân Tiên Tổ

 

20h20 - 20h30

 

Phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh

 

20h30 - 20h50

Sân khấu chính

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đại diện 54 dân tộc Việt Nam, Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Bắc Ninh trao Đất và Nước Đền Hùng cho quân và dân huyện đảo Trường Sa

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trao tặng quân, dân Trường Sa Thiên Đô Chiếu, Rùa thiêng, vật phẩm gốm sứ

- Ban Tổ chức

- Ban Quản lý Di tích Đền Đô

- Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân

- Tập đoàn Thương mại Hà Nội

- Nhóm nghệ nhân Trần Độ

 

20h50 - 21h15

 

 

Phát biểu của đại diện Lãnh đạo

Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân

   

 

 

* Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng :

- Cột mốc chủ quyền Trường Sa

   cho Ban Quản lý Khu Di tích Đền Đô

- Ảnh “ Chiến sĩ Hải quân bên cột mốc chủ    quyền Trường Sa ” cho BTC Ngày hội

- Ảnh “ Bác Hồ đội mũ Hải quân ” cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, UBND thị xã Từ Sơn, Tập đoàn Thương mại Hà Nội…

(tổng hợp danh sách cụ thể gửi Hải quân)

  Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân

21h15 - 21h30

Sân khấu chính

Trao bằng vinh danh và tặng phẩm cho nhà tài trợ

- Ban Tổ chức

 

21h30 - 21h45

Khu thờ Lý Bát Đế

Đền thờ Thánh Mẫu

 

Nghi lễ dâng trà tiến Vua

Dâng trầu têm cánh phượng .

Dâng đặc sản truyền thống của các làng nghề

tiêu biểu trên cả nước 

- Ban Tổ chức

- Hiệp hội Làng nghề Thái Nguyên

  và làng nghề truyền thống tại các

  vùng, miền   

      21h45

Tại hồ Bán Nguyệt

Mời các đại biểu vào dâng hương

Bắn pháo bông quanh hồ Bán Nguyệt

- Bố trí người châm hương

- Khách mời danh dự khai hỏa , , , ,

      22h00

Khu Đền thờ Thánh Mẫu

Chương trình hát văn 36 giá đồng

Ban Từ thiện Xã hội,

TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam

 

Hội trường Đền Đô

Sân Đền Đô

Khu vinh danh các làng nghề TCMN

Khu trưng bày “ Phố xưa, nghề cổ”  

Trưng bày Diều nghệ thuật

đoạt giải Quốc gia

- Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

- Trung tâm Hỗ trợ Phát triển ngành

   nghề truyền thống Việt Nam

- Các làng nghề TCMN truyền thống

Ngày 22/12

 

Chủ đề : “Ngày hội Quốc phòng toàn dân”,

“ Tấm lòng tri ân về Biển Đảo Tổ quốc ”

 

09h00 - 09h15

Sân trước Thủy đình

Biểu diễn võ thuật

Liên đoàn võ thuật cổ truyền

Nhất Nam

09h15 - 09h20

Sân khấu chính

Phát biểu của Ban Tổ chức

 

09h20 - 09h45

 

Chương trình văn nghệ của bộ đội Hải quân

Đoàn nghệ thuật Hải quân

09h45

 

Trao quà tặng cho quân, dân huyện đảo Trường Sa

- Ban Tổ chức

- Các làng nghề và nghệ nhân

Nhà Văn chỉ

Giới thiệu tư liệu và hình ảnh về huyền thoại

“ Đường Hồ Chí Minh trên biển ”

Cục Chính trị Quân chủng Hải quân

Khu Võ chỉ

Giới thiệu các bộ sưu tập tiền cổ, dụng cụ đánh bắt của nhà nông và biển đảo, nếp sinh hoạt truyền thống Gia đình của Tam nông

hướng về chủ đề  Xây dựng nông thôn mới

Tập đoàn Thương mại Hà Nội -

KAT GROUP

      14h00

Hồ Bán Nguyệt

Sân khấu chính

Hát quan họ trên thuyền

Chương trình văn nghệ của Tập đoàn

Thương mại Hà Nội - KAT GROUP

Giao lưu nghệ thuật thư pháp NCT              

- Làng quan họ Bắc Ninh

- Trung  tâm Văn hóa Nghệ thuật

   Thể thao và Du lịch NCT Việt Nam

      19h00

Khu Đền thờ Thánh Mẫu

Chương trình hát văn 36 giá đồng

Ban Từ thiện Xã hội,

TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam

08h30 - 16h30

Hội trường UBND phường

Hội nghị “ Tổng kết, đánh giá các lớp thí điểm dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn để phát triển các làng nghề ”

- Tổng cục Dạy nghề

- Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Ngày 23/11

 

Chủ đề: “ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với nhiệm kỳ III (2012 - 2016)   “ Năm Làng nghề truyền thống Việt Nam 2012 ”

 

07h00 - 11h00

Sân trước Thủy đình

Thi đấu giao hữu bóng chuyền hơi của các làng nghề tại Hà Nội và Bắc Ninh

- Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật

   Thể thao và Du lịch NCT Việt Nam

- Các làng nghề của TP. Hà Nội

   và tỉnh Bắc Ninh

08h00 - 12h00

Hội trường UBND phường

 

Đại hội Đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2012 - 2016)

Công bố năm 2012 là “ Năm Làng nghề

truyền thống Việt Nam ”

Trao Bằng khen và Kỷ niệm chương

“ Vì sự nghiệp phát triển làng nghề ”

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

14h00 - 17h00

 

Tham quan phường Đình Bảng

Tham quan cụm công nghiệp làng nghề gỗ

Đồng Kỵ

- Ban Tổ chức

- UBND phường Đình Bảng

- Hội Mỹ nghệ gỗ Đồng Kỵ

Ngày 24/11

09h00 - 10h00

 

 

Tổng kết, bế mạc Ngày hội

 

Ban Tổ chức

      19h00

 

Bắn pháo bông quanh hồ Bán Nguyệt

Ban Tổ chức

Chi tiết liên hệ: Thường trực BTC Ngày hội:

                          Trung ương hội Làng nghề Việt nam, số 14, Ngõ 2, Hoa Lư, hai Bà Trưng, Hà Nội.

                          Điện thoại: (84-4) 3974 5347. Email: nganhnghett@gmail.com

 

                                                                       BAN TỔ CHỨC

 

 

 

Irec Media

 

, , , ,
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.521.230
Tổng truy cập: