Tin tức nổi bật
Ngày xuân Nghệ nhân Nguyễn Trọng Thành lạm bàn về thú chơi cây cảnh
(Ngày đăng: 02/02/2013   Lượt xem: 4988)

( Langnghevietnam.vn) - Thú chơi cây cảnh ở nước ta có từ thời xa xưa, chủ yếu là tầng lớp thượng lưu, chơi để dưỡng tâm, dưỡng thần, hạn chế dục vọng. Cũng không ít người dùng cây cảnh để tô vẽ thêm cuộc sống giàu sang, quyền thế của mình. Thời phong kiến, nghệ thuật chơi cây cảnh từ dân gian đến chốn cung đình ít nhiều chịu ảnh hưởng trường phái cổ điển Trung Quốc.

Theo trường phái này, cây cảnh bất luận loại gì cũng phải mang dáng vẻ của những con vật quý hiếm như: Long, Lân, Quy, Phụng, Hạc, Lộc Bộ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng tượng trưng cho quyền lực, thành đạt, sống lâu, phú quý. Hạc, Lộc thể hiện sự phong lưu, tao nhã, hạnh phúc. Mỗi tư thế của mỗi con vật cũng hàm chứa những hoài bão riêng. Thế "Thần long bái vĩ", thế "Mãnh hổ giáng lâm" thể hiện sự mơ ước có sức mạnh, thâu tóm quyền lực, làm nên sự nghiệp lớn lao. Thế "Phụng hoàng đăng sơn", thế "Bạch hạc đơn vũ" nói lên niềm khao khát tự do, thanh nhàn, hạnh phúc. Ngoài các thế, dáng kiểng nói trên, còn có nhiều thế, dáng khác do nghệ nhân tự tạo, ký thác hoài bão của mình.

anh 3.jpg

Cây Tùng La Hán dáng "Thanh Tùng ngạo tuyết”, một trong những cây tùng La Hán đẹp nhất Việt Nam với tuổi đời hàng trăm năm

Ngày nay, dân chơi kiểng chạy theo trường phái Bonsai, Hà Lan, Nhật Bản. Do vậy, trường phái kiểng cổ điển không còn chiếm địa vị độc tôn. Theo trường phái kiểng Bonsai, cây kiểng cứ để phát triển thoải mái, tự nhiên. Tuy vậy, muốn cho cây có bộ gốc rễ hấp dẫn, chi nhánh cân đối, có tư thế đạt đến nghệ thuật hoàn hảo thì cũng phải cần đến bàn tay điêu luyện của nghệ nhân giàu óc tưởng tượng và lòng kiên trì, nhẫn nại.

anh 1.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Trọng Thành tự chăm sóc cây mỗi ngày

Anh Nguyễn Trọng Thành – chủ khu “Thành Công Kỳ viên” tâm sự: Cây kiểng theo phong cách Bonsai là phải rất chú trọng đến bộ gốc, rễ. Từ bộ gốc rễ hài hòa, cân đối có sẵn, người chơi kiểng sẽ gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình qua cách tự tạo ra các thế cây. Nhiều thế cây khá phổ biến hiện nay như: thế "Trực cảm" tượng trưng đức tính ngay thẳng, liêm khiết, bộc trực; thế "Huyền nhai" thể hiện tâm hồn thoáng đãng, lãng mạn, phong lưu; thế "Xiêu phong", thế "Hoành phi" chỉ ý thức vươn lên, quyết không khuất phục trước bạo lực. Nói chung, cũng như cây kiểng theo trường phái cổ điển, mỗi thế kiểng Bonsai đều thể hiện một tính cách độc đáo riêng. Tùy tâm tính của người chơi mà chọn dáng cây sao cho thích hợp.Ngoài kỹ thuật lão hóa, thu gọn dáng cây, còn lắp ghép cây kiểng vào đá núi, san hô, gốc cây khô… để tạo ra một khoảng thiên nhiên thơ mộng đầy ấn tượng như: cảnh cây đa bến cũ, cảnh hang động sầm uất, cảnh ghềnh đá cheo leo, cảnh miền quê êm ả hay Sơn hạ vân cẩm… Tất nhiên để việc lắp ghép đạt đến nghệ thuật hoàn hảo đòi hỏi nghệ nhân phải có trình độ thẩm mỹ cao, óc tưởng tượng phong phú.

anh4.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Trọng Thành chủ "Thành Công Kỳ viên"

Như hiện nay tại khu “kỳ viên” của anh Thành, với diện tích 2000m2 anh đã có một “vốn” liếng kha khá hơn 200 cây cảnh các loại có thể nói giá trị tới hàng chục triệu USD mà không phải ai cũng có thể có được. Nguyễn Trọng Thành khẳng định với tôi rằng, khi ta tâm huyết với cây và chăm bón, tỉa tót cây đến độ tinh túy, đạt chân - thiện - mỹ thì cây như hiểu ý người. Những lúc anh vui, đứng ngắm cây thấy cành lá rung rinh như reo đón. Còn lúc anh buồn, trông lá cây thấy ủ rũ buồn theo. Điều này không biết có tin được không, nhưng giới chơi cây đều cảm thấy như vậy. Do yêu cây, coi cây như thân thể mình, nên khi tỉa một cành lá cũng phải suy nghĩ chán, rồi chọn giờ đẹp, ngày đẹp, tinh thần sảng khoái mới nâng kéo. Kẻo nhỡ tay, bố cục hỏng, tiền tỷ đi tong.

Qua thú chơi cây kiểng, ở chừng mực nào đó, ta có thể nói, con người đã sáng tạo ra quang cảnh thiên nhiên sinh động và hấp dẫn. Thật là thú vị, sau những giờ phút lao động cực nhọc, ngồi bên ly trà xanh bốc khói, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng được thu hẹp trong chậu kiểng mi ni đặt trên bàn nước, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, phiêu bồng.

Vào những ngày giáp Tết cổ truyền dân tộc, cây kiểng đủ loại, đủ cỡ, mang nhiều dáng vẻ độc đáo, muôn màu, muôn sắc, ngào ngạt hương thơm tại “Thành Công kỳ viên” như chúc mừng Anh Nguyễn Trọng Thành vừa được đón nhận bằng vinh danh nghệ nhân của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao tặng và càng khẳng định hơn cái thú chơi cây cảnh, ở đó con người đã gửi gắm vào đó tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời thể hiện ý chí vươn tới của chân - thiện - mỹ...

Nguyễn Vân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.469.572
Tổng truy cập: