Tin tức nổi bật
PHÁT HUY THÀNH TÍCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG, GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG TÌNH HÌNH MỚI PHÁT HUY THÀNH TÍCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG, GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG TÌNH HÌNH MỚIIII. ĐÁNH GIÁ CHUNG (tiếp)
(Ngày đăng: 07/07/2011   Lượt xem: 999)

PHÁT HUY THÀNH TÍCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG, GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG TÌNH HÌNH MỚI PHÁT HUY THÀNH TÍCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG, GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRONG TÌNH HÌNH MỚI. ĐÁNH GIÁ CHUNG (tiếp)

 
 

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

 

Từ những hoạt động trong nhiệm kỳ I trên đây, có thể rút ra một số nhận xét, cũng là những bài học kinh nghiệm như sau

 

Một là, kết hợp với các tổ chức liên quan, như Hội Người cao tuổi, UBND Thành phố Hà Nội, Tỉnh Vĩnh Phúc ... trợ giúp các làng nghề thực hiện các hoạt động giới thiệu sản phẩm, tôn vinh nghệ nhân, xúc tiến thương mại 

 

Hai là, tập hợp, phát huy những người có tâm huyết, có trí tuệ và khả năng để thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội, hướng về hội viên, thu hút họ vào các hoạt động trợ giúp hoạt động của Hiệp hội

 

Ba là, tạo mối quan hệ, tham gia cùng các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp làng nghề, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp làng nghề.

 

Bốn là, tận dụng các cơ quan thông tin báo chí, viết bài báo hoặc trả lời phỏng vấn, qua đó, đề xuất các vấn đề về làng nghề, tạo dư luận trong xã hội và với các cơ quan nhà nước quan tâm hơn nữa đến công cuộc bảo tồn và phát triển làng nghề.                                                                                                                              

 

Phần thứ hai

 

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG  CỦA HIỆP HỘI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

NHIỆM KỲ II (2009 - 2011)

 
 

Nhiệm kỳ II của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2009 – 2011) diễn ra trong bối cảnh từ cuối năm 2007 đến nay, nền kinh tế nước ta đang gặp những khó khăn to lớn trên bước đường phát triển: lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, sản xuất khó khăn, đời sống người lao động vất vả ... Chính phủ đã đề ra tám nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Mấy tháng gần đây, việc thực hiện các giải pháp đó đã mang lại kết quả bước đầu, tình hình kinh tế đang có một số diễn biến tích cực; tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa thật bềnm vững; nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp làng nghề cũng ở trong tình trạng khó khăn chung, không những thế, lại có những mặt khó khăn nhiều hơn, nhất là về vốn kinh doanh, về thị trường, mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh, về khắc phục ô nhiễm môi trường, v.v...

 

Doanh nghiệp làng nghề và làng nghề chúng ta hiểu rằng việc khắc phục những  khó khăn của nền kinh tế còn đòi hỏi thời gian nhiều năm nữa. Chúng ta đặt trọn niềm tin vào những giải pháp mà Chính phủ đã đề ra, chủ động thực hiện, cùng góp sức vượt qua khó khăn bằng sức mạnh nội tại cùng với sự liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong và ngoài Hiệp hội, với sự trợ giúp của Chính phủ, trên cơ sở ấy, tranh thủ thời cơ, khắc phục yếu kém, tiếp tục vươn lên phát triển mạnh mẽ.

 

Để tiếp tục hoạt động tốt, thực hiện toàn diện tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội đã đề ra, góp phần thực hiện nhiệm vụ “Bảo tồn và phát triển các làng nghề” như Hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng Khóa X (tháng 7-2008) đã đề ra, sang nhiệm kỳ II (2008-2011), Hiệp hội cần tập trung sức nâng cao chất lượng hoạt động, hướng về hội viên, về các hội nghê fnghiệp, cùng hội viên ra sức tháo bỡ các khó khăn trong phát triển, phục vụ hội viên một cách thiết thực hơn; đồng thời củng cố tổ chức, phát triển thêm hội viên, xây dựng Hiệp hội ngày thêm vững mạnh.

 

Dưới đây là một số nhiệm vụ chính cần tập trung sức thực hiện.

 

I. Các hoạt động phục vụ hội viên:

 

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả 6 chương trình hoạt động nhằm cung cố quyền lợi cho các hội viên, thực hiện việc liên kết, hợp tác giữa các hội viên để cùng nhau phát triển hàng hoá, hỗ trợ nhau nhằm mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

 

Trợ giúp, hỗ trợ, tư vấn cho các hội viên trong việc đăng ký kinh doanh, lập dự án sản xuất kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ mới. Tiếp tục tuyên truyền, cung cấp thông tin cho các hội viên về môi trường kinh doanh, văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản liên quan đến chính sách phát triển và bảo tồn Làng nghề, ngành nghề nông thôn.

 

Nâng cấp và triển khai có hiệu quả việc xuất bản bản tin, trang Web và cổng thương mại điện tử của Hiệp hội, giới thiệu các làng nghề, sản phẩm cũng như du lịch làng nghề, gương nghệ nhân tiêu biểu và các Hội viên....tư vấn cho các hội viên về quảng bá và xây dựng thương hiệu, tiến tới mục tiêu cho các Làng nghề hội đủ các tiêu chuẩn đăng ký xây dựng thương hiệu quốc gia.

 

Nghiên cứu, trình một số dự án về bảo tồn và phát triển bền vững làng nghề với cơ quan Nhà nước và các tổ chức quốc tế, trước hết ưu tiên cho các lĩnh vực về bảo tồn làng nghề truyền thống bị mai một, môi trường làng nghề, thống kê, khảo sát, điều tra về số liệu làng nghề hoạt động trong toàn quốc.

 

Triển khai thực hiện dự án phát triển vùng nguyên liệu, bước đầu là dự án trồng vùng nguyên liệu tre áp dụng ở Đồng Bằng Bắc Bộ nhằm đẩy mạnh hình thành có quy mô nền Công nghiệp tre ở Việt Nam.

 

Nghiên cứu và tìm giải pháp về các ứng dụng công nghệ hiện đại  cho các sản phẩm truyền thống nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho các hội viên. Chuyên sâu vào việc khuyến khích, thúc đẩy phát triển sáng tạo mẫu mã mới, tổ chức các khoá đào tào về tạo mẫu cho các hội viên đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 

 

Tiếp tục định hướng, tư vấn giúp đỡ các hội viên trong việc hình thành, phát triển mô hình Làng nghề Du lịch nhằm cung cấp sản phẩm, quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại đối với các Hội viên, mở rộng làm phong phú các loại hình Du lịch Làng nghề gây sự hấp dẫn và trở lại của du khách trong nước và quốc tế. 

 

Tổ chức khen thưởng định kỳ hàng năm cho các hội viên, phong tặng và công nhận các danh hiệu: nghệ nhân làng nghề, làng nghề Việt Nam tiêu biểu, đơn vị kinh tế làng nghề tiêu biểu và sản phẩm tinh hoa. Cuộc khen thưởng năm 2008 sẽ được tổ chức theo hai vùng (phía Bắc và phía Nam) vào tháng 12 năm 2008.

 

Tổ chức một số Hội chợ, Festival chuyên đề về Làng nghề. Cùng cả nước hướng tới đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, nhằm nâng cao tay nghề, quảng bá cũng như xúc tiến thương mại cho các hội viên, Hiệp hội phối hợp với một số cơ quan, ban ngành tổ chức cho các hội viên tham dự cuộc thi sản phẩm với chủ đề “Dấu ấn ngàn năm Thăng Long Hà Nội”.

 

Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý, cũng như chuyên môn cho các hội viên. Tạo điều kiện và khuyến khích cho các hội viên là nghệ nhân tổ chức việc truyền nghề, dậy nghề cho các thế hệ kế tiếp, giải quyết vấn đề lao động tại các làng nghề góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người lao động ở các làng nghề.

 

Giữ mối liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Môi trường... để phản ánh những vấn đề của làng nghề và tham gia việc hoạch định cơ chế , chính sách, bổ sung đổi mới những chính sách phù hợp khuyến khích phát triển thêm nghề, làng nghề.

 

 

 

II. Công tác đối ngoại

 

Tăng cường hơn nữa việc tiếp xúc với các tổ chức Quốc tế , các Hiệp hội doanh nghiệp nhằm thu hút sự hợp tác, tương trợ đồng thời học hỏi và trao đổi kinh nghiệm bổ sung nguồn lực cho các Hội viên và Hiệp hội.

 

Tổ chức các cuộc tiếp xúc, hội thảo giữa các hội viên, các đơn vị trực thuộc Hiệp hội với các tổ chức Hiệp hội ngành nghề nước ngoài giúp các hội viên trao đổi kinh nghiệm về duy trì và phát triển bền vững các làng nghề, phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường xuất khẩu.

 

Tổ chức và bảo trợ cho các Hội viên tham gia hội thảo, khảo sát tại nước ngoài , nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, kí kết các hợp đồng kinh doanh...

 

III. Về tổ chức:

 

Củng cố bộ máy tổ chức, thực hiện việc nâng cao năng lực, làm việc có hiệu quả của các Ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc: hướng mạnh về doanh nghiệp làng nghề, về nghệ nhân, giúp đỡ thiết thực hơn nữa trong việc khắc phục khó khăn, tạo đà vươn lên trong những năm tới.

 

Thực hiện việc tập hợp đoàn kết các làng nghề, tổ chức kinh tế, văn hoá, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà nghiên cứu trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề, đồng thời phát triển mạng lưới hội viên trên khắp cả nước,

 

Hoàn tất thủ tục thành lập Văn phòng đại diện Hiệp hội tại Miền Trung (ở Quảng Nam), nghiên cứu việc thành lập Văn phòng đại diện Hiệp hội tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên (ở Phú Yên). Phát huy hơn nữa vai trò của văn phòng đại diện; thực hiện các biện pháp gắn kết giữa Văn phòng Hiệp hội với các văn phòng đại diện trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội trong tình hình mới

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.515.600
Tổng truy cập: