Tin tức nổi bật
Bảo vệ môi trường góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững
(Ngày đăng: 26/10/2012   Lượt xem: 2824)

(Langnghevietnam.vn) -Ban biên tập Làng nghề Việt Nam xin được đăng nguyên văn bài tham luận “Bảo vệ môi trường góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề bền vững” của Luật sư Trương Quang Cẩn.

racthai.jpg

Hiện tượng ô nhiễm môi trường làng nghề (ảnh minh họa)

Ngày 29 tháng 11 năm 2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI  đã thông qua  Luật bảo vệ môi trường , trong đó Điều 38 của Luật này đã quy định về  bảo vệ môi trường đối với làng nghề như sau: ‘‘Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn với bảo vệ mội trường. Nhà nước khuyến khích phát triển khu, cụm công nghiệp làng nghề có chung hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê , đánh giá mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề bằng các biện pháp :

-  Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung.

-   Xây dựng khu tập kết chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, bố trí thiết bị đáp ứng yêu cầu thu gom chất thải và phù hợp với việc phân loại  tại nguồn phục vụ cho việc xử lý tập trung.

- Quy hoạch khu, cụm công nghiệp làng nghề để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư.

-  Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân biết và áp dụng công nghệ mới ít gây ô nhiễm.

Cơ sở sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp làng nghề phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường:

- Nước thải phải được thu gom  và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung, trường hợp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì phải có biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải.

- Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn và chuyển về khu tập kết chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải, trường hợp chất thải rắn có yếu tố nguy hại thì phải được phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường và nộp đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật ”.

Sau khi Luật bảo vệ môi trường được ban hành Chính phủ đã chỉ, đạo tổ chức, hướng dẫn các ngành, các cấp  thực hiện; Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên (trong đó có Hiệp hội làng nghề Việt Nam) với nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã tích cực tuyên truyền , vận động các thành viên tổ chức mình và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Những kết quả việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường trong những năm qua  đã góp phần làm cho Làng Việt  Nam  đạt được thành tựu  đáng ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay cùng với những thay đổi tích cực để thích nghi trong giai đoạn hội nhập của đất nước với nền kinh tế thế giới, các Làng nghề Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong đó có vấn đề  bảo vệ môi trường. Bởi vậy, trong những năm tới cần phải có những giải pháp tích cực và hiệu quả hơn nhằm làm cho làng nghề bảo tồn và phát triển bền vững  góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay.

I.    Những thành tựu Làng nghề Việt Nam đã và đang đạt được

Tính đến nay, cả nước có 3355 làng nghề và làng có nghề thuộc 53 nhóm nghề, thu hút hơn 12 triệu lao động. Làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (chiếm khoảng 10%). Sự phát triển của làng nghề Việt Nam đến nay có khoảng 200 sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó có nhiều sản phẩm phát triển đã lâu đời như: Tơ lụa Vạn Phúc, the La Khê, kim hoàn Châu Khê, đồng Định Công, gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, thêu Quất Động, thổ cẩm Mai Châu, dừa Bến Tre... đã và đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40% . Nhiều nơi làng nghề thực sự đã đóng góp vai trò quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Mở cửa, hội nhập, các làng nghề Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ có một sức sống mới. Nhiều làng nghề do được xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư công nghệ cũng như mở rộng thị trường    tích cực  xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm với khách hàng nước ngoài. Vì vậy,  những năm gần đây rất nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu đến hơn 100 nước trên thế giới, với kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD/năm...

II.Những khó khăn yếu kém và thách thức của môi trường đối với làng nghề hiện nay

1)     Những khó khăn, yếu kém và thách thức.

 2) Cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề được phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân nói chung và người dân làng nói riêng trong việc thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người còn hạn chế...hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đang xẩy ra mấy dạng phổ biến như:

- Ô nhiễm nguồn nước: Các làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống kênh rạch chung hoặc ra sông; nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là do quá trình xử lý công nghiệp như: chế biến lương thực thực phẩm, mây tre, dệt, in, nung nấu kim loại, tẩy giấy và nhuộm...

- Ô nhiễm không khí gây bụi, ồn và nóng do sử dụng than và củi chủ yếu trong sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuât gốm sứ.

- Ô nhiễm chất thải rắn do tái chế nguyên liệu (giấy, nhựa, kim loại...) hoặc do bã thải của các loại thực phẩm (sắn, dong), các loại rác thông thường: nhựa, túi ni lon,giấy,hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường đổ ra bất kỳ dòng nước hoặc khu đất trống nào, làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người dân lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, tập trung vào một số bệnh, như: Các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh về mắt... Đặc biệt, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tương đối cao ở một số làng nghề. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng trực tiếp  tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề đó, gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột trong cộng đồng.

2) Nguyên nhân:

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhất định, song mức độ ô nhiễm ở nhiều làng nghề vẫn gia tăng, do một số nguyên nhân chư yếu sau đây:

- Việc thanh tra, kiểm tra thiếu kiên quyết, chế tài và lộ trình khắc phục sai phạm chưa đủ mạnh và cụ thể.

-  Nhận thức của cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường chưa thường xuyên, liên tục và đa dạng nên hiệu quả  chưa cao.

- Công tác thu gom, xử lý rác thải đô thị còn nhiều bất cập, rác chưa được phân loại và xử lý triệt để, chủ yếu đổ tại bãi chôn lấp; hầu hết các bãi rác nông thôn chỉ là nơi tập kết rác... Do sản xuất theo quy mô hộ gia đình,cơ sở nằm xen trong khu dân cư, nhiều công đoạn sản xuất thủ công nên rác thải nằm trên diện rộng, không được thu gom. Hệ thống cống thoát nước sản xuất và sinh hoạt do các hộ tự xây dựng, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường khiến nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

- Ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường cả nước nối chung và nhiều địa phương nói riêng còn  hạn chế.

III. Kiến nghị một số giải pháp chủ yếu về bảo vệ môi trường lang nghề trong những năm tới

Các làng nghề cần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Để thực hiện được mục tiêu trên đây, cần tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:

1) Tăng cường phát huy quyền làm chủ, nâng cao tính tích cực, chủ động của người dân tham gia thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường làng nghề. Khẩn trương xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Các làng nghề cần tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình.

2) Đầu tư kinh phí thỏa đáng, tăng cường hổ trợ kỷ thật trong kiểm soát xử lý môi trường , nhất là việc khuyến khích  chuyển giao kỷ thuật, công nghệ xử lý nước thải phù hợp từng lĩnh vực sản xuất.

3)  Xây dựng dự án quy hoạch bảo vệ môi trường lâu dài, trong thời gian tới đưa các cụm công nghiệp làng nghề ra xa khu dân cư và hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, để xử lý tập trung.

4)  Các cơ sở sản xuất bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cần chú trộng đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại áp dụng các tiến bộ  khoa học kỷ thật vào sản xuất giúp giảm thiểu chất thải, khí thải ra môi trường, có như vậy các làng nghề mới phát trển bền  vững và môi trường sống của chính người dân trong khu vực được đảm bảo.

5)  Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tích cực tổ chức thực hiện Luật về bảo vệ môi trường nói chung và làng nghề nói riêng. Chú trọng tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề.

6)  Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định để gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đồng thời yêu cầu các làng nghề triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm.

7)  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho chủ cơ sở sản xuất, người lao động và cả cộng đồng dân cư tại các làng nghề về bảo vệ môi trường. Cần mở rộng và đa dang hóa các hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, địa bàn góp phần tạo nên sự nhất trí trong nhận thức và hành động bảo vệ môi trường vì mục tiêu xây dựng nông thôn mới phát triển bền vững.

8)  Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, trong đó có Hiệp hội làng nghề Việt Nam tích cực tham gia bảo vệ môi trường  làng nghề, đặc biệt là các địa phương có nhiều làng nghề truyền thống.

Trên đây là một số ý kiến cần đẩy mạnh việc thực hiện  Luật bảo vệ môi trường nhằm góp phần bảo tồn và phát triển  bền vững làng nghề Việt Nam./.

Luật sư Trương Quang Cẩn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

15
Đang xem:
72.521.231
Tổng truy cập: