Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam ( minh họa)
langnghevietnam.vn - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam thành lập ngày 3/2/2005. Qua 15 năm, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phát triển lớn mạnh và từng bước tiến bộ vững vàng qua 4 kỳ Đại hội; sự ra đời của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam là đúng thời điểm, đáp ứng sự cần thiết của xã hội và các ngành nghề cần có một tổ chức nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh xã hội và thiết thực với nhu cầu phát triển của làng nghề cả nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế. Vì vậy, khi thành lập, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được sự đồng thuận cao của các cơ quan quản lý có liên quan, các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề và nghệ nhân trên cả nước. Hiệp hội đã triển khai hoạt động tốt trên nhiều mặt; nỗ lực thực hiện 6 chương trình công tác Ban Thường trực đã đề ra: chấn hưng và phát triển làng nghề; văn hóa, du lịch làng nghề; xúc tiến thương mại, thông tin, đối ngoại. Các nội dung hoạt động của Hiệp hội đều gắn kết với chủ trương của Nhà nước như: Chương trình “Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Hiệp hội đã tập hợp được đông đảo đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, các cấp Hội, các nghệ nhân và hội viên, vì vậy đã tạo nên sức sống mới của làng nghề Việt Nam. Hiện nay, tổ chức Hiệp hội có Hội đồng Tư vấn; Hội đồng Liên lạc các Câu lạc bộ Nghệ nhân làng nghề Việt Nam; 01 Viện Nghiên cứu; Tạp chí Làng nghề Việt Nam; 7 Văn phòng Đại diện tại các tỉnh, thành phố; 14 Trung tâm, 10 ban chuyên môn; trên 13.000 hội viên trong cả nước (trong đó có nhiều hội viên là tổ chức Tỉnh hội, Thành hội và hội viên tập thể). Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ IV với mục tiêu “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế”; triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả và hướng về hội viên, Ban Thường trực Hiệp hội đã duy trì sự chỉ đạo chặt chẽ và tranh thủ ý kiến của Hội đồng Tư vấn, các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa ra những định hướng phù hợp, hoạt động thiết thực; triển khai kế hoạch thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát 3 triển ngành nghề nông thôn trong Dự án “Bảo tồn các làng nghề truyền thống ở Việt Nam”; đề xuất một số nội dung cụ thể liên quan đến việc bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó ưu tiên đề xuất xây dựng tiêu chí đối với các làng nghề cần bảo tồn lâu dài theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ gắn với một số dự án thí điểm về bảo tồn và phát triển làng nghề; tổ chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo khoa học tại TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố và phối hợp tổ chức nhiều sự kiện được đánh giá cao; từng bước phát triển tổ chức vững mạnh, khẳng định vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đồng hành trong công tác bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống; phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đề ra. Các sự kiện đều được tổ chức thành công, đạt hiệu quả, qua đó tạo được sự tin tưởng của các hội viên và đối tác đối với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Hiệp hội đang nỗ lực triển khai các hoạt động Kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2005 - 2020) với mục tiêu “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế” và tổ chức tôn vinh “Phong tặng các danh hiệu làng nghề lần thứ IX - Năm 2020” nhân Kỷ niệm 15 năm thành lập Hiệp hội. Hiệp hội đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Chính phủ đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho tập thể Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Bộ phận Thi đua Khen thưởng đã trình Chủ tịch Hiệp hội đề nghị cấp trên khen thưởng và Hiệp hội khen thưởng cho 18 tập thể và 107 cá nhân thuộc 11 tỉnh, thành phố. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng 14 Bằng khen và Bộ Công Thương tặng 19 Bằng khen. Từ năm 2007 đến 2018, qua 8 đợt phong tặng, Hiệp hội đã xét phong tặng: 72 danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu”; 676 danh hiệu “Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam”; 95 danh hiệu “Sản phẩm TCMN làng nghề tinh hoa”; 69 danh hiệu “Đơn vị Kinh tế làng nghề tiêu biểu”; 52 danh hiệu “Thợ giỏi làng nghề”; 97 danh hiệu “Bảng Vàng gia tộc Nghề truyền thống Việt Nam”. Nhà nước đã tiến hành 3 lần phong tặng Nghệ nhân Quốc gia, có 17 Nghệ nhân Nhân dân, 120 Nghệ nhân Ưu tú; trong đó 14 Nghệ nhân Nhân dân, 63 Nghệ nhân Ưu tú là hội viên của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. 4 Việc vinh danh, xét phong tặng của Hiệp hội là công khai, minh bạch, tiêu chí rõ ràng, Hội đồng Xét phong tặng là các chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín trong xã hội. Điều đó có tác dụng to lớn trong việc tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong các làng nghề và doanh nghiệp làng nghề, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng và cảm hứng trong lao động đối với các nghệ nhân, các doanh nghiệp làng nghề, thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong các làng nghề. Trong khuôn khổ chương trình vinh danh “Các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ IX - Năm 2020”, nhằm triển khai các hoạt động hướng về hội viên, tôn vinh nghệ nhân, quảng bá sản phẩm làng nghề tinh hoa, Hiệp hội phối hợp với Hội Kỷ lục gia Việt Nam xây dựng tiêu chí và kế hoạch tôn vinh Top 100 “Báu vật nhân văn nghề truyền thống Việt Nam”; 100 “Bảo vật tinh hoa nghề truyền thống Việt Nam”; 100 “Doanh nghiệp làng nghề thành công xuất sắc”; “15 Nghệ nhân cao tuổi tiêu biểu qua các thời kỳ”; các danh hiệu “Kỷ lục Việt Nam”, “Sản phẩm độc bản tinh hoa”, trưng bày sản phẩm TCMN tinh hoa tại “Cổ tháp Bảo vật toàn cầu” và xúc tiến thương mại quốc tế… Song song với các hoạt động nghề nghiệp, Hiệp hội đã mở rộng các hoạt động đối ngoại; duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận của cơ quan chức năng có liên quan và các tổ chức xã hội quốc tế. Thông qua hoạt động đối ngoại, Hiệp hội đã giới thiệu các hoạt động của tổ chức mình; giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các hội viên; kết hợp tổ chức học tập và phổ biến kiến thức cho các hội viên nhằm trang bị đầy đủ kiến thức để tìm đầu ra cho các sản phẩm tại nước ngoài; đẩy mạnh việc tổ chức và phối hợp thực hiện các đoàn tham gia hội chợ, khảo sát; đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến tìm hiểu, làm việc và khảo sát trực tiếp tại một số làng nghề để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhằm đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm trong “Chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2020 của Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”; Hiệp hội đã phối hợp với chính quyền một số địa phương xây dựng tổ chức, phát triển nghề tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người; phát triển chương trình tham quan, giao lưu, kết nối giữa các làng nghề và nghệ nhân tại các vùng, miền thực hiện mục tiêu “Kết nối cộng đồng làng nghề - Bảo tồn Văn hóa - Phát triển Du lịch - Hội nhập Quốc tế” và dự kiến tổ chức “Ngày Di sản Văn hóa nghề, làng nghề truyền thống hội nhập quốc tế” vào ngày 23/11/2020 trong khuôn khổ “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam - Năm 2020” tại Hà Nội. 5 Tích cực hơn nữa việc giữ mối liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm phản ánh những vấn đề của làng nghề và tham gia việc đề xuất hoạch định cơ chế, bổ sung đổi mới những chính sách phù hợp; khuyến khích phát triển thêm nghề, làng nghề. Đồng thời, tranh thủ thực hiện một số dự án cụ thể mà cơ quan Nhà nước có thể chuyển giao phù hợp với khả năng của Hiệp hội. Nghiên cứu, tìm giải pháp về các ứng dụng công nghệ tiên tiến cho các sản phẩm truyền thống nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm năng lượng. Khuyến khích, thúc đẩy phát triển sáng tạo mẫu mã mới, tổ chức các khoá đào tạo về tạo mẫu cho các hội viên, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Được sự chỉ đạo sát sao của Chủ tịch, Thường trực và Hội đồng Tư vấn, Hiệp hội đã tiếp tục thực hiện theo đúng tôn chỉ, mục đích của Điều lệ, tập hợp đoàn kết các làng nghề, các tổ chức kinh tế - văn hóa, các nghệ nhân trong làng nghề, phố nghề, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà văn hóa, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo để góp phần cùng các cơ quan quản lý Nhà nước khôi phục, phát triển làng nghề... Các hoạt động luôn hướng về hội viên, phục vụ hội viên, bảo vệ quyền lợi cho hội viên, tạo nên sức sống mới và có tổ chức trong các làng nghề nên luôn nhận được sự hưởng ứng từ cộng đồng làng nghề. Qua những hoạt động sôi nổi, sâu rộng, uy tín và sức lan tỏa của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được nâng cao; các cơ quan quản lý Nhà nước tôn trọng và ghi nhận; nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đánh giá cao; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân, thợ giỏi, thợ thủ công làng nghề tín nhiệm, tin cậy, coi là mái nhà chung của cộng đồng làng nghề cả nước. Chủ đề “Làng nghề Việt Nam” cũng là một đề tài được các cơ quan truyền thông, báo chí đặc biệt khai thác, điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đến cộng đồng làng nghề, đồng thời cũng minh chứng cho những nỗ lực của các làng nghề từng bước khẳng định mình trong phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước.
CƠ QUAN VĂN PHÒNG T.Ư HIỆP HỘI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM (Tổng hợp)