Tin tức nổi bật
Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi
(Ngày đăng: 16/03/2019   Lượt xem: 722)
'Đi nhiều, tôi càng yêu quý giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, trong đó có dòng gốm cổ Quảng Đức độc nhất vô nhị', nhà báo Phạm Lê Quốc Cường nói về nhà cổ 200 năm tuổi lưu giữ nhiều cổ vật gốm Quảng Đức.

Không gian nhà cổ lưu giữ những hiện vật gốm quý /// Thanh Tâm
 
Không gian nhà cổ lưu giữ những hiện vật gốm quý
Thanh Tâm

Gia đình nặng duyên với gốm
Với những người đam mê sưu tầm cổ vật, không chỉ gốm mà các dòng sản phẩm khác, phải nói đến chữ duyên. Lớn lên ở Tuy An (Phú Yên) từ bé, quanh năm nhìn thấy các cụ trong làng làm gốm, nhưng mãi sau này khi làm báo và đi nhiều nơi, anh Cường (BTV Đài truyền hình Việt Nam tại Phú Yên) mới chính thức bén duyên với gốm.

“Tình cờ tôi có làm một chuyên đề về gốm và có dịp đi khắp các làng nghề dọc duyên hải Nam Trung bộ, khi đó tôi mới biết gốm quê hương mình có những điểm đặc biệt mà không nơi nào có. Cũng đất, cũng củi, nhưng các nghệ nhân làng Quảng Đức lại khéo léo kết hợp các nguyên liệu trong vùng cùng phương pháp nung hỏa biến để làm ra một loại gốm với lớp men sò huyết độc bản. Thế nhưng kỹ thuật này lại thất truyền từ hơn nửa thế kỷ trước. Từ đó tôi quyết tâm cùng với các anh chị em trong gia đình sưu tập các hiện vật gốm cổ này trong nhiều năm", anh Cường nhớ lại.

Trong gia đình, ngoài bố anh Cường thì anh cả là người có niềm đam mê với gốm Quảng Đức nhiều nhất, sau đó tới vợ chồng anh Cường và thế hệ sau là Quốc Bảo (24 tuổi, – con trai của anh cả), lại tiếp nối niềm đam mê đó. Hiện tại, Quốc Bảo đang là quản lý không gian Quảng Đức Xưa (không gian nhà cổ lưu giữ hàng trăm cổ vật gốm Quảng Đức) kèm theo một công việc là thuyết minh cho du khách về gốm Quảng Đức.Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 2

Hiện vật gốm Quảng Đức dòng đất nung với kỹ thuật nung của người Chăm 
THANH TÂM

Làng gốm men sò huyết bên bờ sông Cái

Gốm Quảng Đức ra đời ở làng Quảng Đức, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên vào khoảng cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, do một dòng họ Nguyễn mang nghề gốm Gò Sành từ Bình Định vào.

Do thừa hưởng những ưu điểm của kỹ thuật làm gốm Chăm mà gốm Quảng Đức có độ bền rất cao, đặc biệt là dòng sản phẩm đất nung. Các chậu cây trồng, chậu nuôi cá cảnh dù có để bên ngoài thời tiết mưa nắng vẫn không bao giờ có hiện tượng đóng rong. Điều này là nhờ bề mặt gốm thấm hút liên tục khiến nước mưa không bị đọng lại trên thành bình.

Điều đặc sắc nhất của gốm Quảng Đức mà nhiều người nhắc đến là dòng gốm tráng men sò huyết. Với nguyên liệu là đất sét xã An Định, các nghệ nhân chèn thêm sò huyết tươi đầm Ô Loan vào đầy bao gốm và nung 3 ngày 3 đêm với củi mằng lăng lấy từ xã Kỳ Lộ (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên).

Sò huyết tươi gặp nhiệt độ cao trong lò sẽ kích nhiệt, tạo ra hiện tượng hỏa biến tác động đến lớp men tươi khiến màu sắc men biến đổi. Trong một lò nung, các sản phẩm đặt ở vị trí đầu, giữa hay đáy lò đều màu sắc khác nhau, không sản phẩm nào giống sản phẩm nào, trên bề mặt xương gốm còn lưu lại dấu vết những vỏ sò tan chảy. Chính điều này khiến mỗi sản phẩm gốm Quảng Đức là độc bản.
Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 4

Bộ ba sản phẩm gốm Quảng Đức gam màu túy hồng tại Quảng Đức Xưa  
THANH TÂM

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 5
 
Chiếc bình họa tiết vân vỏ sò độc bản
THANH TÂM
Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 6
 
Một bình họa tiết vân vỏ sò độc bản
THANH TÂM

“Tại Quảng Đức Xưa còn lưu lại bộ ba sản phẩm gốm có màu hồng – là màu có giá trị cao nhất trong dòng sản phẩm gốm tráng men. Sở dĩ màu hồng rất quý vì rất khó để tạo ra màu này, sản phẩm phải đặt ở lửa ngọn, nơi có nhiệt độ cao nhất mới hỏa biến ra gam màu này”, anh Quốc Bảo (cháu anh Cường, quản lý khu du lịch Quảng Đức Xưa) giải thích.

Vào thời điểm thịnh vượng, cả làng Quảng Đức làm gốm, quanh năm đỏ lửa. Sản phẩm gốm Quảng Đức có mặt khắp nơi trong nước, từ những sản phẩm đơn giản gắn liền với đời sống dân dã như trã kho cá, lu, chát đến những sản phẩm thể hiện thú chơi cao cấp như chóe, nậm rượu, bình vôi ăn trầu, thủy trì viết thư pháp… được xuất đi các tỉnh Tây Nguyên, Nam bộ và theo người Pháp xuất dương.

Một trong những chiếc bình tại Quảng Đức Xưa có khắc năm 1934, tại làng Quảng Đức, là dấu tích của việc người Pháp sử dụng những sản phẩm gốm này. Đây cũng là một trong những thời điểm cuối cùng mà kỹ thuật làm gốm Quảng Đức còn tồn tại.

“Hiện tại tại Quảng Đức Xưa còn lưu lại những chứng tích của các lò làm gốm đầu tiên, được xem như những cứ liệu mà tôi cũng như các nhà nghiên cứu về gốm cổ có cơ sở dữ liệu để nghiên cứu. Sắp tới chúng tôi có kế hoạch để khôi phục phần nào khâu chế tác, nhưng việc đó đến bây giờ vẫn rất khó khăn vì liên quan đến kỹ thuật, bí quyết, và quan trọng nhất là nguyên liệu. Thật khó để bây giờ có thể tìm hàng tấn sò huyết tươi như vậy để đổ vào lò gốm...", người quản lý Quảng Đức Xưa nói.
Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 8

 

 
Những sản phẩm gốm Quảng Đức tráng men nhiều màu sắc
THANH TÂM

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 9
 
Tủ trưng bày sản phẩm nậm rượu men sò huyết  
THANH TÂM

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 10
 
Những bình vôi gốm Quảng Đức men sò huyết
THANH TÂM

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 11
 
Thủy trì viết thư pháp của các cụ đồ xưa
THANH TÂM

Người duy nhất muốn giữ nghề đến hết đời

Theo lời anh Cường, chúng tôi có ghé về đầu làng Quảng Đức để tìm về làng gốm xưa. Tên gọi “Lò Gốm” vẫn còn lưu lại trên chiếc cầu bắt qua sông Cái, nhưng cả làng hiện tại chỉ còn duy nhất ông Nguyễn Văn Ngân (50 tuổi) còn giữ nghề gốm cha truyền con nối. Thế nhưng những sản phẩm gốm bây giờ chỉ là vài loại chậu cảnh đất nung trang trí, còn kỹ thuật làm gốm men sò huyết thì đã thất truyền từ lâu.

Ông Ngân thở dài: “Cách đây 20 năm, cả làng Quảng Đức còn 9, 10 nhà làm mà giờ còn có mình tôi. Giờ cứ tiếp tục giữ cái nghề cha truyền con nối này mà làm đến hết đời mình thì thôi. Tôi từng thử một mẻ nung với sò huyết đó chứ mà thất bại, chỉ tạo ra những vết cháy xém trên thành bình chứ không thể làm ra được”.

Chất lượng đất sét đã không còn như xưa, việc tìm hàng tấn sò huyết tươi để cho vào lò nung cũng không thể được, còn củi đun để tạo nhiệt độ cao trong lò càng khó khăn hơn nữa. Loại củi mằng lăng từ cánh rừng mằng lăng bạt ngàn ở khu vực này khi xưa, giờ chỉ còn lại trong tên gọi của nhà thờ Mằng Lăng. Đó là dấu tích duy nhất của một cánh rừng mằng lăng từng tồn tại.

Chính vì thất truyền nên gốm Quảng Đức càng trở nên quý giá và chỉ còn xuất hiện trong giới sưu tầm cổ vật. Tuy nhiên, trong giới chơi cổ vật để thưởng ngoạn, việc trưng bày hàng trăm hiện vật quý để ai cũng có thể đến chiêm ngưỡng tận mắt, chạm tận tay như gia đình anh Cường lại càng là việc làm hy hữu.

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 13
 
Anh Quốc Bảo kể chuyện gốm Quảng Đức cho du khách
THANH TÂM

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 14
 
Những tàn tích khai quật tại lò gốm đầu tiên
THANH TÂM

Anh Cường tâm huyết: “Chính vì làng nghề độc đáo đã thất truyền nên tôi càng muốn lưu giữ và chia sẻ những giá trị đó đến cho nhiều người, cũng có thể vì duyên sưu tầm đến sau nghề làm báo. Nếu lưu giữ và phát huy được những giá trị tinh hoa của ông bà ngày xưa để giới thiệu đến các thế hệ sau, họ sẽ càng yêu quý và đồng hành cùng chúng ta".

Không chỉ có gốm, trong không gian rộng 2.000m2 gia đình anh còn sưu tầm cả căn nhà gỗ 3 gian và mang từ Huế về sửa chữa trong 3 tháng. Bên cạnh đó còn rất nhiều vật dụng trong đời sống sinh hoạt của người xưa được góp nhặt về đây như khung dệt lụa của làng lụa Ngân Sơn, ngư cụ đánh bắt cá, đồ trang sức, khuôn bánh, cối xay bột … Tất cả tạo nên một không gian kiến trúc làng nghề đậm chất làng mạc xưa.

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 15

 
Không gian Quảng Đức Xưa kết hợp giữa nhà cổ và sân vườn
THANH TÂM

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 16
 
Một góc bàn ngoài sân vườn cho du khách
THANH TÂM

Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 17
 
Những góc trang trí của gia chủ
THANH TÂM
Men sò huyết làm gốm trong ngôi nhà cổ 200 năm tuổi - ảnh 18
 
Nhà cổ Quảng Đức Xưa 200 năm tuổi được sưu tầm từ Huế
THANH TÂM
                                                                                 Theo: thanhnien.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

27
Đang xem:
72.471.562
Tổng truy cập: