Tin tức nổi bật
Độc đáo ngôi làng duy nhất còn lưu giữ nghề nặn “ông Táo” ở xứ Huế
(Ngày đăng: 27/01/2019   Lượt xem: 527)

Đến độ xuân về, những ngày tháng chạp, ở Làng Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) lại nhộn nhịp với công việc nặn “ông Táo”. Đây có thể coi là ngôi làng duy nhất còn lưu giữ nghề.

Khu vực làng Địa Linh nằm ở gần khu phố cổ Bao Vinh đã nổi tiếng lâu đời với nghề nặn “ông Táo”. Khi được hỏi người làm nghề nổi tiếng nhất ở đây thì ai cũng biết đến ba anh em Võ Văn Đức, Võ Văn Nam và Võ Văn Hay. Hiện, nghề nặn “ông Táo” ở làng nghề Địa Linh nói riêng và ở Huế nói chung chỉ con gia đình ba anh em ruột này làm.

Nghề nặn

Nghề nặn "ông Táo" được coi là nghề truyền thống ở làng Địa Linh.

Tìm đến nhà anh Nam, trước mắt chúng tôi là rất nhiều hình ông Táo đã thành phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường. Trong không gian chật hẹp đó, những tiếng gõ phạch phạch vang lên là từng sản phẩm cho ra hình ông Táo.

Gia đình tôi làm nghề nặn "ông Táo" đã được nhiều năm rồi, từ thời ông nội mấy đứa cho tới giờ đã được mấy chục năm. Bây giờ, ông mất đi thì ba anh em tôi nối nghiệp, muốn giữ nghề truyền thống của cha ông cũng như nghề của địa phương chứ bây giờ người ta bỏ hết vì làm ko có ăn”, anh Nam chia sẻ.

Sản phẩm

Sản phẩm "ông Táo" cho ra thị trường với nhiều mẫu mã khác nhau.

Mỗi ngày gia đình anh Nam làm được từ 500 – 600 ông Táo, mỗi ông Táo như vậy bán ra cho các đầu mối ở chợ chưa được 2 nghìn đồng mà phải chi phí cho đủ thứ như tiền mua đất sét, mua sơn, mua túi ni lông... Tuy nghề này cũng không nặng nhọc lắm nhưng cũng rất công phu và mất nhiều thời gian. Để thành phẩm bán ra thị trường phải trải qua rất nhiều công đoạn: chọn đất sét, nhào đất, dập khuôn (in ra hình ông táo), phơi khô, nung và sơn màu.

Cứ tới tháng chạp, các gia đình này sản xuất ra khoảng 70.000 tượng ông Táo để cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện tại, họ đã cải thiện mẫu mã cũng như màu sắc ông Táo thêm phần đa dạng để có thể thu hút được khách hàng và góp phần tăng giá cả kiếm thêm lợi nhuận, trang trải cuộc sống gia đình.

Công đoạn nung

Công đoạn nung "ông Táo".

Nói đến những khó khăn từ nghề, anh Đức trải lòng,trước hết do công việc vất vả, trải qua nhiều công đoạn nhưng cho thu nhập lại thấp. Những gia đình khác con cái toàn đi làm ăn xa nên cũng không đủ người để làm nên đa phần nhiều hộ dân họ chuyển nghề hoặc đi buôn bán.

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam, Táo quân được xem là vị thần cai quản việc bếp núc và luôn được thờ ở gian bếp mỗi gia đình. Vào ngày 23 tháng chạp (âm lịch) hằng năm người dân sẽ đưa ông Táo về trời.

Làng Địa Linh là nơi duy nhất còn lưu giữ nghề nặn

Làng Địa Linh là nơi duy nhất còn lưu giữ nghề nặn "ông Táo" ở xứ Huế.

Những khó khăn, vất vả cùng với việc không mang lại lợi nhuận đã khiến nhiều gia đình ở đây phải bỏ nghề, nhưng đối với nhiều gia đình ở khu vực làng Địa Linh, việc giữ được nghề truyền thống của gia đình, của quê hương cũng chính là giữ cho mình cái gốc văn hoá tốt đẹp ngàn đời.
                                                                    Theo: congluan.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.468.803
Tổng truy cập: