Tin tức nổi bật
Nghệ nhân Tô Thanh Sơn – Người lưu giữ tinh hoa quý báu của nghề gốm cổ Bát Tràng
(Ngày đăng: 15/03/2018   Lượt xem: 660)
Nổi danh là một trong bốn cái tên như bốn cái trụ gốm của làng nghề Bát Tràng, nhắc đến nghệ nhân Tô Thanh Sơn người ta nhớ ngay đến một người đang lưu giữ rất nhiều những tinh hoa quý báu của nghề gốm cổ truyền thống.

Tìm đến Thuận An Đường (căn nhà của Tô Thanh Sơn), chúng tôi may mắn được gặp ông - người đã dành nhiều năm đi khắp nơi sưu tầm gốm cổ của quê hương tha phương đây đó. Đặc biệt, ông còn tìm được hơn 3.000 viên gạch Bát Tràng cổ để làm cổng và lát sân Thuận An Đường.
13
           Thuận An Đường - nơi nghệ nhân Tô Thanh Sơn bày trí rất nhiều sản phẩm đồ gốm cổ 5 (1)
                    Mỗi sản phẩm gốm cổ tại Thuận An Đường đều toát lên vẻ tinh xảo, đẹp mắt ....

Được ông đưa đi dạo quanh Thuận An Đường, chứng chiến những chiếc bình lọ, lư hương, nghê, hạc và các tượng Phật..., chúng tôi thêm phần thán phục bởi bàn tay tài hoa của ông đã phục chế những sản phẩm này không khác gì đồ gốm cổ với các màu men tưởng như đã thất truyền.

Chưa bao giờ niềm tự hào dân tộc và tình yêu đất nước lại dâng trào trong chúng tôi mạnh mẽ như thế. Từ một nắm đất quê hương, với sự tài hoa, khéo léo và sự sáng tạo, ông đã tạo nên cả một thế giới với nhiều sản phẩm đồ gốm cổ đa dạng và sống động.

Ông kể rằng: “Bản thân mình đã đi tầm sư học đạo, tích lũy kinh nghiệm làm nghề của các bậc cao nhân trong làng. Đó là các cụ An, cụ Vấn, ông Giàng, cụ Chí... Mỗi người anh, mình học một chút.

Người thì mình học cách tạo dáng, người thì học những thủ thuật làm men, làm màu. Và dường như, vận may đã mỉm cười khi mình gặp được một khách hàng người Nhật. Cũng từ đó, mà mình đã vực dậy công việc sản xuất hàng gốm sứ của gia đình”.nghe-nhan-uu-tu-to-thanh-son-vu-tru-thu-vao-mot-chen-con
                                    Nghệ nhân Tô Thanh Sơn 4
Tin tưởng rằng nghệ nhân Tô Thanh Sơn sẽ thành công trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những tinh hoa truyền thống quý báu của dân tộc.

Khi được hỏi về “bí quyết để tạo ra các sản phẩm gốm sứ cổ tinh xảo và đẹp mắt”, ông nhìn chúng tôi mà rằng: “Các sản phẩm mình được vẽ bằng những họa tiết truyền thống và phủ men cổ để tạo nên nét đặc trưng của làng nghề gốm Bát Tràng. 

Tiếp đến, mình đi theo sự nghiệp phục hồi những nền tảng nghệ thuật gốm của ông cha đã bị mai một. Đặc biệt, một trong những thử thách đầu tiên mà mình gặp phải đó là chế tác đôi bình gốm men lam dâng tiến tại đền thờ tổ gốm sứ Đặng Huyền Thông (Hải Dương). Bản thân mình khá vui vì đã phục hồi chính xác màu men lam xám này và đạt được thành công vang dội”.

Được sờ tận tay, chứng kiến tận mắt những dòng sản phẩm gốm sứ cổ, chúng tôi thực sự khâm phục bởi sự tài hoa và sự khéo léo của con người Bát Tràng, mà cụ thể là nghệ nhân Tô Thanh Sơn. Không biết lấy cảm hứng từ đâu, mà ông lại tạo ra những sản phẩm tinh tế, đẹp mắt và mê hoặc đến vậy. Ở đó chứa đựng cả hồn quê và cốt cách của  con người Việt Nam.

Các yếu tố: đường nét, màu sắc, hình khối, thơ – họa – điêu khắc… được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau khiến người xem không khỏi trầm trồ, thán phục. Hẳn để làm ra được những sản phẩm tuyệt vời như vậy, bản thân ông đã không coi đó là những chiếc bình, chiếc bát, ấm trà.. mà đó là cả tâm huyết, sáng tạo và tình yêu nghệ thuật.

Khi được hỏi về định hướng trong tương lai, nghệ nhân Tô Thanh Sơn hào hứng chia sẻ: “Càng ngày người Việt càng nâng niu và tôn trọng giá trị truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm gốm sứ cổ Bát Tràng. Mình muốn phát triển được nghề này thì mình phải thả hồn vào sản phẩm. Mình không yêu sản phẩm của mình, tại sao lại phải bắt người tiêu dùng yêu được".”.

Là một người con của quê hương Bát Tràng, lại nuôi khát vọng phát triển nghề tổ, nghệ nhân Tô Thanh Sơn luôn tin tưởng sản phẩm gốm sứ cổ Bát Tràng sẽ được đông đảo quý khách hàng tin yêu và sử dụng nhiều hơn nữa. Cùng với đó, cũng là những boăn khoăn trong việc gìn giữ và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của làng nghề trước việc xuất hiện sự cạnh tranh quyết liệt, không lành mạnh của các sản phẩm làm giả thương hiệu của Gốm sứ Bát Tràng.

Dẫu còn nhiều khó khăn, trăn trở, nhưng với tâm huyết của sự gắn bó lâu năm với nghề tổ, tin tưởng rằng nghệ nhân Tô Thanh Sơn sẽ thành công trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những tinh hoa truyền thống quý báu của dân tộc.
                                                                                                     Theo: thuonghieuvaphapluat.vn

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.472.719
Tổng truy cập: